Tìm kiếm: thất-thu-ngân-sách

Có thể thấy đất nông nghiệp công ích ở Hà Nội chưa phát huy được giá trị sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai, gây thất thu ngân sách. Vấn đề là làm sao để tháo gỡ những điểm nghẽn đưa đất nông nghiệp công ích vào sản xuất. Điều này, không chỉ giúp tránh được lãng phí nguồn lực đất đai mà còn tạo của cải vật chất, tạo việc làm cho người dân.
Do quản lý, sử dụng đất nông nghiệp công ích còn nhiều bất cập đã tạo điều kiện cho vi phạm đất phát sinh, phát triển. Nhiều nơi để xảy ra tình trạng lấn chiếm, sử dụng sai mục đích đất nông nghiệp công ích, cho mượn đất hoặc bỏ hoang, nhất là ở những địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, sản xuất nông nghiệp không phải là lợi thế.
Tại nhiều địa phương ở Hà Nội việc quản lý, sử dụng loại đất nông nghiệp công ích bộc lộ bất cập như quỹ đất công ích cho thuê quá thời hạn quy định; bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích; việc đấu giá quyền thuê - thầu đất không thực hiện được; đất không còn khả năng canh tác…, chậm đưa đất vào sử dụng, gây hoang hóa lãng phí, thất thu ngân sách.
DNVN - GS, TSKH Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, đặt cược thể thao gây ra hậu quả tiêu cực. Nhiều vụ cá cược bóng đá phi pháp có yếu tố quốc tế của một số tổ chức với sự tham gia của đầu nậu trong nước và nước ngoài, một số người ham mê cờ bạc làm thất thoát hàng tỷ USD.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, đảm bảo thu chi ngân sách nhà nước là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành tài chính, do đó, toàn ngành cần quán triệt tinh thần cố gắng tập trung thực hiện nhiệm vụ này ở mức cao nhất có thể, trên tinh thần thu đúng, thu đủ, kịp thời.
Quy định mới của Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ tháng 8/2024 về việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn giữ quốc tịch Việt Nam có các quyền liên quan đến đất đai như công dân Việt Nam trong nước, sẽ tạo ra bước đột phá trong huy động nguồn lực, thu hút kiều hối đầu tư vào thị trường bất động sản...
DNVN - Theo bà Bùi Thị Việt Lâm - Đại diện Quốc gia, Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế để để áp dụng tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống một cách hài hòa, hợp lý, tránh tăng thuế cao gây sốc thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp, kinh tế - xã hội đất nước.
DNVN - Chia sẻ tại tọa đàm “Môi trường chính sách thuế tại Việt Nam: Thực trạng và kinh nghiệm quốc tế”, sáng ngày 24/7, TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) không phải là giải pháp phù hợp để tăng thu ngân sách. Cần thay đổi tư duy về chính sách thuế này.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm, do Bộ Tài chính tổ chức ngày 15/7, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Từ nay tới cuối năm, Bộ Tài chính tăng cường xử lý nợ đọng thuế; đẩy mạnh chuyển đổi số, đặc biệt quản lý thu hiệu quả giao dịch thương mại điện tử, nhà cung cấp nước ngoài.

End of content

Không có tin nào tiếp theo