Tâm sự của "gái ế" ngày Tết khi bị giục lấy chồng
Dường như với nhiều người, câu cửa miệng hỏi thăm dành cho các cô gái độc thân luôn là bao giờ cưới, sao chưa mời mọi người ăn cỗ, khi nào được ăn kẹo mừng, sao không thấy đưa người yêu ra mắt?.
Sự quan tâm quá mức cần thiết đôi khi hóa vô duyên này mang lại sự khó chịu cho nhiều bạn nữ. Cũng bởi thế, mùa Tết dù chưa tới đã trở nên... mất vị, bởi những câu hỏi khó trả lời này. Sau đây là tâm sự của cô "gái ế" dịp Tết khiến nhiều người đồng cảm.
Đi làm cách nhà vài chục cây số nhưng phải vài tháng tôi mới dám về quê vì sợ bị thúc giục lấy chồng. Từ khi bước sang tuổi 29 thì mức độ thúc giục chuyện chồng càng gấp gáp hơn. Ở quê, ở cái tuổi của tôi nhiều người đã một nách hai đứa còn tôi vẫn đứng bóng.
Tôi đón Tết trong sự buồn chán, mấy cô em họ thì thường xuyên nói bóng gió về chuyện yêu đương của tôi, còn bố mẹ tự đặt cho mình nhiệm vụ kiếm gấp chồng cho con gái.
“Ác mộng” nhất chính là ngày mùng 2 Tết họp mặt đại gia đình, những cô em họ ít tuổi nhưng tốt số lấy chồng con bồng con bế lại được thể lên mặt. Còn cô, dì, chú, bác đưa ra hàng loạt câu hỏi như tra tấn khiến tôi có cảm giác như chồng là một cái tội.
Bố mẹ tôi nhờ bà mối giới thiệu cho tôi một anh chàng kỹ sư hơn tôi 2 tuổi. Nhưng khổ nỗi, gặp nhau nói chuyện đôi ba lần chúng tôi tự hiểu mức độ quan hệ chỉ dừng ở tình bạn, khó có thể tiến xa hơn được nữa. Bố mẹ tôi không hiểu chuyện cho rằng tôi gây sự để không phải lấy chồng.
Năm nay, áp lực càng lớn hơn khi đến giờ tôi vẫn đi về lẻ bóng, lần nào về quê cũng bị dồn ép bởi những câu hỏi: “Bao giờ lấy chồng?”, "Đã có anh nào chưa?"…khiến đầu tôi như muốn nổ tung.
Và lại một cái Tết khiến tôi mất ăn mất ngủ vì không có người yêu dẫn về giới thiệu với họ hàng. Quả thực, không phải vì tôi không lấy chồng mà vì cái duyên chưa đến. Hơn hết, chồng con là chuyện trọng đại cả đời làm sao có thể nhắm mắt cho qua được.
Bị ép quá, tôi tuyên bố năm nay sẽ không về ăn Tết, đi chơi xa một chuyến thì bố mẹ tôi thẳng thừng sẽ từ mặt nếu Tết tôi không có mặt ở nhà.
Không ít lần tôi tự hỏi, tại sao tôi lại không được quyền quyết định hạnh phúc của mình chứ. Tôi chỉ mong muốn rằng, người lớn đừng dùng câu: "Bao giờ lấy chồng" để những cô gái "quá lứa lỡ thì" như tôi không phải mang nỗi sợ về quê ăn Tết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khoảng 200 phóng viên tác nghiệp tại Festival hoa Đà Lạt năm 2024
Samsung Việt Nam tuyển dụng lượng lớn sinh viên công nghệ
Đà Nẵng: Khu đất số 10 Trịnh Công Sơn bị thu hồi, Dawaco kiến nghị được hỗ trợ thuê địa điểm thay thế
'Trái tim' của chuyển đổi y tế giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Nghệ An: Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao ở Nghi Thuận
Doanh nghiệp Việt hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu AI tại Malaysia