Tăng cước 3G cao nhất 40%, nhà mạng vẫn lỗ?
Cụ thể, các gói cước như Mimax của Viettel, gói Max của VinaPhone và MIU của MobiFone được điều chỉnh tăng thêm 20.000 đồng, đương tương 40% lên 70.000 đồng, từ mức 50.000 đồng hiện nay.
Với mức giá đã điều chỉnh của các gói cước trên, người dùng sẽ được hưởng dung lượng 600 MB ở tốc độ truy cập 3G chiều tải lên tối đa là 8 Mbps, chiều tải xuống 2 Mbps. Vượt quá mức dung lượng trên, tốc độ truy cập sẽ xuống mức trung bình thấp. Gói cước truy cập 3G trọn gói cho đối tượng học sinh - sinh viên cũng tăng lên mức 50.000 đồng/tháng.
Nhà mạng VinaPhone và MobiFone lý giải, nếu tính tổng thể và mức tăng trung bình thì nhà mạng chỉ tăng khoảng 20% cước 3G, vì có gói được điều chỉnh tăng hơn 20% nhưng có gói tăng dưới 20%, và nhiều gói không điều chỉnh.
Ông Nguyễn Sơn Hải, Phó phòng kinh doanh VinaPhone nói nhà mạng này giữ nguyên những gói cước ảnh hưởng đến số đông khách hàng, tăng số lượng gói cước không giới hạn, điều chỉnh dung lượng miễn phí trong gói, giảm 80% đơn giá khi mức tiêu dùng vượt trên 500.000 đồng/tháng.
Còn Viettel cho biết, việc tăng giá cước 3G là theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, giá cước data 3G phải được quản lý dựa trên cơ sở giá thành và “việc điều chỉnh giá cước lần này là động thái đưa giá bán tiệm cận dần với giá thành”. Trước đó, Viettel là đơn vị đầu tiên kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép nhà mạng điều chỉnh cước 3G.
Các mạng cho rằng, quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông và nhà mạng là vẫn phải tạo điều kiện để phát triển người dùng, tăng thuê bao, “không bao giờ tăng đột biến gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của khách hàng. Vì thế, phương án tăng 20% được xây dựng trên nhiều gói cước, nhiều đối tượng khách hàng, nhiều loại hình sử dụng”.
“Chúng tôi không thể đánh vào khách hàng của mình. Nếu tăng quá, người dùng ít đi thì nhà mạng sẽ là người chết đầu tiên. Chúng tôi không dại gì lại làm như vậy”, ông Nguyễn Sơn Hải lập luận.
Phía MobiFone cho biết, MobiFone là doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường đối với dịch vụ data, nên việc điều chỉnh phải tuân theo Nghị định 25 quy định “doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường không được ban hành giá cước dịch vụ viễn thông thấp hơn giá thành”, vì thế việc điều chỉnh không phải do nhà mạng thích tăng là tăng được.
Tuy nhiên, mạng này cho rằng, hiện giá cước 3G cung cấp cho khách hàng chưa bằng 50% so với giá thành dịch vụ, do đó MobiFone cần từng bước điều chỉnh giá cước cho tiệm cận với giá thành.
“Với suất vốn đầu tư, chúng tôi phải bán giá trung bình là 400 - 500 đồng/MB mới hợp lý, nhưng hiện chúng tôi đang bán giá rất thấp, tính trung bình chỉ 60 - 80 đồng/MB. Nói chung giá cước 3G hiện nay của MobiFone thấp hơn 50% so với giá thành”, đại diện MobiFone cho biết.
Mặc dù điều chỉnh tăng cước 3G trung bình tới 20% nhưng các mạng trên đều cho rằng, mức điều giá bắt đầu từ 16/10 tới là vẫn chưa bằng 50% giá thành, tức là vẫn đang “bán lỗ” đối với dịch vụ 3G.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Có chung họ, điều gì sẽ xảy ra nếu một con hổ nhìn thấy một con mèo?
Phân người lớn nhất từ trước đến nay, dài khoảng 20 cm, các nhà khoa học: quý như đá quý
Vị Đại tá duy nhất chào điều lệnh quân đội bằng tay trái, tên được đặt cho đường phố khi còn sống
CLIP: Sư tử đực bất ngờ tấn công, giết chết con non và bí ẩn đằng sau
CLIP: Cuộc đối đầu sinh tử giữa thằn lằn và bọ ngựa, tàn khốc và nghẹt thở
Đâu là loại pháp thuật giúp Phật Tổ Như Lai dễ dàng giam cầm Tôn Ngộ Không trong lòng bàn tay?