Tăng cường hợp tác với Pháp về lĩnh vực giáo dục
(vietnamplus) Hội nghị trực tuyến lần thứ nhất Hội đồng trường USTH được tổ chức trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Pháp của đoàn Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, do Bộ trưởng Phạm Vũ Luận dẫn đầu từ ngày 22-27/6.
Tham dự cuộc họp về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng; Thứ trưởng Bùi Văn Ga, Phó chủ tịch Hội đồng trường; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương; giáo sư-tiến sỹ Lê Trần Bình, đồng Phó hiệu trưởng USTH.
Về phía Pháp, có bà Hélène Conway-Mouret, Bộ trưởng đặc trách người Pháp ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Pháp; bà Geneviève Fioraso, Bộ trưởng bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu, đồng Phó Chủ tich Hội đồng trường USTH; ông Pierre Sebban, Hiệu trưởng USTH ; cùng đông đảo lãnh đạo trường USTH và Liên minh đào tạo và nghiên cứu Pháp.
Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng trường phía Pháp và Việt Nam sẽ nghe báo cáo hoạt động về mọi mặt của trường trong ba năm qua về đào tạo, nghiên cứu; thảo luận và phê duyệt định hướng học thuật, chiến lược dài hạn của trường về tài chính cũng như việc tiếp tục xây dựng và củng cố bộ máy quản lý nhà trường, đặc biệt bàn các biện pháp nhằn tăng cường việc điều hành ngày càng hiệu quả.
Các đại biểu cũng đề cập đến việc triển khai, rà soát các chương trình đào tạo, đẩy mạnh và củng cố công tác nghiên cứu khoa học và các liên kết với giới công nghiệp để USTH thực sự trở thành trung tâm đào tạo các nhà khoa học và công nghệ xuất xắc, góp phần tích cực vào việc phát triển khoa học-công nghệ và nền kinh tế Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận cho rằng đây là cuộc họp “có ý nghĩa rất quan trọng” đối với sự phát triển của USTH, một dự án “tiêu biểu” cho sự hợp tác chặt chẽ trong giáo dục và đào tạo của hai chính phủ hai nước và là một “sự kiện có ý nghĩa” đối với việc kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Pháp.
Bộ trưởng đánh giá cao sự hợp tác và liên kết giữa USTH với các trường đại học liên kết thuộc Liên minh đào tạo và nghiên cứu Pháp, đồng thời không quên nhắc đến việc phía Pháp cử hàng trăm các giáo sư, các nhà nghiên cứu có trình độ tham gia công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường, cũng như việc tài trợ rất nhiều các trang thiết bị phục vụ các hoạt động này.
Hiện nay USTH có khoảng gần 500 sinh viên và học sinh đang theo học tại 3 hệ đào tạo cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ.
Về phần mình, bà Hélène Conway-Mouret tỏ niềm tự hào của Pháp luôn “cùng đồng hành với sự phát triển” của ngành giáo dục và đạo tạo đại học của Việt Nam.
Bà Conway-Mouret đánh giá trường USTH là “thành quả tốt đẹp” của sự hợp tác Pháp-Việt và của sự cam kết liên tục trong 20 năm qua của Pháp luôn cùng đồng hành với sự nghiệp phát triển của Việt Nam. Bà cho rằng USTH hiện là một “dự án tiêu biểu” về hợp tác đại học và nghiên cứu khoa học Pháp-Việt.
Hợp tác giáo dục đại học của Pháp đã góp phần đáp ứng nhu cầu của rất nhiều thanh niên Việt Nam được tiếp tục đào tạo tại các trường đại học ở nước ngoài cũng như việc nâng cao chất lượng đào tạo tại chỗ ở Việt Nam. Pháp là một trong những nước châu Âu đầu tiên đón các sinh viên Việt Nam sang học tập và nghiên cứu.
Năm 2012 có hơn 6.000 sinh viên học sinh Việt Nam được đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ tại Pháp. Đến nay, đã có khoảng 3.500 sinh viên Việt Nam được nhận bằng kỹ sư theo chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại các trường đại học ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, được thiết lập từ năm 2007.
Đặc biệt, bà Geneviève Fioraso cho rằng mô hình trường USTH được coi là một trong những dự án “đối tác tham vọng và sáng tạo” Pháp-Việt mang tính khác biệt so với các dự án giáo dục khác trong khu vực về đào tạo, nghiên cứu và liên kết với các ngành công nghiệp.
Bà Fioraso cho biết theo thỏa thuận hợp tác đạt được ngày 28/12/2012 giữa hai chính phủ, Pháp cam kết trong vòng 10 năm sẽ dành 100 triệu euro cho sự hình thành và phát triển USTH, với mục tiêu sẽ đón 3.000 sinh viên Việt Nam từ nay đến năm 2020 và 6.000 sinh viên đến măn 2026.
Đồng thời, Bộ trưởng Geneviève Fioraso bày tỏ sự “ủng hộ hoàn toàn” của mình đối với phương hướng đào tạo và phát triển của USTH và đánh giá USTH là một “hình mẫu độc đáo” phục vụ được cả ba mục tiêu: phát triển kinh tế, xã hội và con người trên cả ba bình diện “được đào tạo, nghiên cứu và sáng tạo.”
Từ đầu cầu Hà Nội, Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng USTH là “dự án quan trọng - dự án Hải đăng” trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong thế kỷ 21.
Phó Thủ tướng đánh giá cao những kết quả trường đã đạt được trong ba năm qua trong việc đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, với gần 500 học viên.
Phó Thủ tướng cho rằng USTH đã tổ chức tốt việc đào tạo các giáo viên tương lai đạt trình độ tiến sỹ ở Pháp qua chương trình đào tạo 400 tiến sỹ và nhanh hơn và đã thành công trong việc triển khai các phòng thí nghiệm quản lý chung, phục vụ tốt các nghiên cứu trọng điểm.
Tuy mới khai giảng tháng 10/2010, USTH là một trong hai Đại học hoạt động “xuất sắc” nhất của Hà Nội và là hai Đại học quốc tế sử dụng ba ngôn ngữ trong giảng dạy (Anh, Pháp và Việt).
Phó Thủ tướng khẳng định USTH có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam và bày tỏ cam kết sẽ cùng phối hợp với các đối tác là các trường Đại học khác của nước ngoài và trong nước, nhất là của Pháp và Đức, đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Pháp và Việt Nam./.
Lê Hà-Nguyễn Tuyên
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Vị tướng kém tiếng tiêu diệt con cháu của Gia Cát Lượng, Trương Phi: Nhận cái kết thê thảm bậc nhất Tam Quốc
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Bí ẩn nơi chôn cất Gia Cát Lượng: Gần 2.000 năm không ai tìm được, chuyên gia ớn lạnh khi khai quật lăng mộ