Tát, mắng làm tăng nguy cơ bệnh tật ở trẻ
Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh khẳng định ngay cả những cú đánh nhẹ, hoặc lên giọng ở mức vừa phải cũng có tác động dài hạn lên sức khỏe của trẻ, giống như khi trẻ bị tổn thương, bạo hành nghiêm trọng.
Công trình của các nhà tâm lý học, Đại học Plymouth đã tìm thấy "sự trừng phạt khắc nghiệt" trong thời thơ ấu làm tăng nguy cơ bệnh tật trong cuộc đời về sau. Theo các chuyên gia, mối liên hệ này có thể là do những biện pháp trừng phạt, la hét khiến cho trẻ bị stress, gây ra những thay đổi sinh học trong cơ thể, dẫn tới những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
La hét khiến cho trẻ bị stress ( Ảnh minh họa )
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Michael Hyland, từ Trường Tâm lý học, Đại học Plymouth đã tìm hiểu 700 người quê Ảrập Saudi, 250 người thuộc số đó là khỏe mạnh, 150 người bị hen, ung thư hoặc bệnh tim mạch. Người tham gia được hỏi về mức độ bị đánh đòn hay mắng lúc nhỏ.
Kết quả là, những người mắc ung thư thì lúc nhỏ bị đánh đòn nhiều gấp 1,7 lần so với nhóm khỏe mạnh. Nhóm mắc bệnh tim bị đánh mắng nhiều gấp 1,3 lần. Con số này là 1,6 lần ở nhóm mắc bệnh hen.
"Nghiên cứu của chúng tôi bổ sung chứng cứ mới cho thấy việc sử dụng các biện pháp trừng phạt về thể xác có thể gây ra stress thời thơ ấu, góp phần mang lại hậu quả xấu cho cả cá nhân và xã hội", giáo sư Hyland nói.
MinhThuy ( Theo vnexpress )
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loài vật vừa mới được phát hiện ở Việt Nam, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Cô gái 20 tuổi gốc Ấn Độ lấy cùng lúc 5 anh em: Gia đình một vợ và 5 chồng, 6 người hiện nay ra sao?
Ông lão lên núi nhặt được một tảng 'đá thịt lợn' lớn, có người ra giá hơn 350 triệu không bán, kết quả thẩm định 'báu vật' này là gì?
Một người nông dân lên núi đào măng, tìm thấy hai 'quả trứng đẫm máu', các chuyên gia xem xong phán: Trị giá hơn 2,8 tỷ đồng
Trong 'Tây Du Ký', vì sao khắp Tam giới không ai dám giết Tôn Ngộ Không? Câu trả lời hiện rõ trên tảng đá nơi hắn sinh ra
CLIP: Báo săn hợp sức săn loài chim lớn nhất thế giới và cái kết bất ngờ