Tàu vũ trụ NASA lần đầu tiên tiếp cận hành tinh lùn Ceres
Con tàu thăm dò vũ trụ của NASA có tên "Dawn" sẽ trở thành tàu vũ trụ đầu tiên bay vào quỹ đạo một hành tinh lùn khi nó đi vào quỹ đạo của Ceres hôm 27/2, vật thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh.
Con tàu này có sứ mệnh tìm hiểu nguồn gốc hình thành Hệ Mặt Trời vào 4,5 tỷ năm trước, thông qua tìm hiểu môi trường hỗn loạn trong vành đai tiểu hành tinh chính giữa sao Hỏa và sao Mộc. NASA kỳ vọng sẽ thu được các thông tin đa dạng khi con tàu bắt đầu bay quanh quỹ đạo Ceres.
Các chuyên gia sẽ tìm kiếm dấu hiệu của các hoạt động địa chất trên hành tinh lùn này, thông qua những thay đổi trong các đốm sáng, hoặc các đặc trưng khác trên bề mặt Ceres qua thời gian. Hình ảnh mới nhất mà tàu vũ trụ Dawn chụp được khi nó cách Ceres 40.000km vào hôm 25/2.
Hành tinh lùn Ceres được đặt theo tên nữ thần nông nghiệp và mùa màng của người La Mã, có đường kính 950km và thực hiện đủ vòng quay xung quanh mình trong 9 giờ.
Ceres lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà thiên văn học người Sicili Giuseppe Piazzi vào năm 1801. Ban đầu, Ceres được phân loại là một hành tinh, sau đó nó được gọi là tiểu hành tinh. Do các đặc điểm giống như hành tinh, Ceres được phân loại lại là hành tinh lùn vào năm 2006, cùng với Pluto và Eris.
Tàu vũ trụ Dawn được phóng vào tháng 9/2007. Trong chặng hành trình đầu tiên, Dawn bay xung quanh tiểu hành tinh khổng lồ Vesta trong 14 tháng, sau đó tiếp tục hành trình tới Ceres. Theo NASA, nhờ sử dụng 3 động cơ đẩy ion, có hiệu quả hơn động cơ đẩy hóa học, giúp con tàu này thực hiện chuyến hành trình tới 2 điểm trên.
Việc khám phá Vesta và Ceres sẽ giúp các nhà khoa học hiểu biết sâu sắc hơn về cách thức các vật thể hình thành trong vũ trụ. Trước đó, cả Vesta và Ceres đều trong quá trình trở thành hành tinh, tuy nhiên quá trình này bị gián đoạn do lực hấp dẫn từ sao Mộc. Hai vật thể này được các nhà khoa học coi như hóa thạch có từ thời điểm Hệ Mặt Trời mới hình thành, sẽ giúp mở tấm màn bí ẩn về nguồn gốc hình thành Hệ Mặt Trời.
NASA hợp tác với Trung tâm hàng không vũ trụ Đức, Viện Nghiên cứu Hệ Mặt trời Max Planck, Cơ quan hàng không vũ trụ Italy và Viện nghiên cứu quốc gia vật lý học thiên thể Italy để thực hiện công trình nghiên cứu này.
Theo kế hoạch, trong năm 2016, NASA sẽ phóng tàu thăm dò vũ trụ OSIRIS-REx nhằm nghiên cứu tiểu hành tinh lớn Bennu và sẽ mang mẫu vật của tiểu hành tinh này về Trái Đất vào năm 2023.
Theo Vietnamplus
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khám phá loài động vật có khả năng đi lộn ngược 180 độ trên cây, hạ gục con mồi bằng chiêu tuyệt đỉnh
Gấu nước là gì mà gần như không thể tiêu diệt kể cả đốt cháy, đóng băng ở nhiệt độ âm 200 độ
Sắn có chứa chất độc nhưng người dân châu Phi vẫn trồng với số lượng rất lớn, không sợ ngộ độc vì ăn sắn hàng ngày sao?
CLIP: 'Đơn thương độc mã', linh cẩu 'tung chiêu độc' hạ gục linh dương trong vòng '1 nốt nhạc'
CLIP: Cả gan trộm đồ ăn của sư tử, linh cẩu nhận cái kết thê thảm
Loài rắn bá đạo nhất hành tinh từng tồn tại: Dài tận 13 mét, đe dọa tất cả loài vật xung quanh
Cột tin quảng cáo