Tin tức - Sự kiện

Tham nhũng ở khâu nào cũng có trong kinh doanh

(DNHN)-Hình thức phổ biến nhất của tham nhũng trong quan hệ doanh nghiệp – cơ quan nhà nước được ghi nhận là hối lộ

  “Tình trạng tham nhũng diễn ra ở rất nhiều khâu trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan Nhà nước”, báo cáo nêu tại buổi Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu thực trạng tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp Việt Nam do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Thanh tra Chính phủ tổ chức tại Hà Nội, sáng 4/4/2012.

 

Ngay giai đoạn đầu tiên là đăng ký kinh doanh và cấp phép,  có tới 49,81% ý kiến cho rằng hệ thống giấy phép chuyên ngành phức tạp, không minh bạch trở thành một trong những nguyên nhân gây ra tham nhũng.

 

 Để được ưu tiên giải quyết nhanh hơn, nhiều doanh nghiệp tiến hành đưa “phong bì” cho các cán bộ Nhà nước, trước hay sau cho dù để cảm ơn hay “trả giá” cho việc giải quyết cho doanh nghiệp. Hiện tượng này được xem là  khá phổ biến và nó như một thông lệ được chấp nhận trong kinh doanh Việt Nam.

 

Hình thức hối lộ gửi quà biếu là tiền trong đăng ký kinh doanh và  đăng ký quyền sử dụng đất lần lượt chiến chiếm 82,94% và 86,8% .

 

Đánh giá chi phí không chính thức hàng năm cho các cơ quan Nhà nước cao nhất dành cho hai cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính là Thuế (chiếm 13,95%), Hải quan (12,71%).

 

Không chỉ diễn ra thực trạng tham nhũng ngay ở những khâu đầu tiên trong vấn đề kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều này liên tục tiếp diễn trong cả việc Hỗ trợ vốn của Chính phủ cũng như Đấu thầu mua sắm công.

 

Có tới 59,4% ý kiến doanh nghiệp cho rằng mất nhiều thời gian để nhận được khoản vay hỗ trợ của Nhà nước.  

 

Tỉ lệ ý kiến doanh nghiệp về việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan Nhà nước 42,97%  cho rằng việc gửi quà biếu cho các cán phụ trách đấu thầu là rất phổ biến.

 

Nguyên nhân của tham nhũng trong doanh nghiệp với cơ quan công quyền có cả lý do khách quan cũng như chủ quan. Trước hết từ phía doanh nghiệp mắc sai lầm trong nhận thức, văn hóa doanh nghiệp khi cho rằng tham nhũng trở thành tập quán và không đúng khi “thể hiện sự biết ơn”.

 

Bên cạnh đó sự hiểu biết các quy định, thể thức khi làm việc với cơ quan nhà nước rất hạn chế dẫn đến hành động tiêu cực như hối lộ.

 

Tuy vậy, nguyên nhân từ phía cơ quan Nhà nước cũng không ít. Chủ yếu do trình độ năng lực chuyên môn, đạo đức thấp, lương thấp, hệ thống quản lý yếu kém, thiếu việc thực thi pháp luật nghiêm minh… 

 

Hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp được coi là hình thức minh bạch để lựa chọn nhà cung cấp tốt. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện hoạt động này.

 

Theo thống kê, chỉ có 30,45% doanh nghiệp có thực hiện đấu thầu chọn nhà cung cấp. Trong số thực hiện đấu thầu thì cũng chỉ có 7,89% doanh nghiệp thường xuyên hoặc luôn luôn tổ chức đấu thầu.

 

Trong khi chỉ 22,55% doanh nghiệp thỉnh thoảng hoặc hiếm khi mới tổ chức.

 

Về chính sách ưu đãi đặc biệt đối với người phụ trách kinh doanh, đàm phán hợp đồng của phía khách hàng, có 31,95% doanh nghiệp hoàn toàn không có chính sách này.

 

28,57% doanh nghiệp áp dụng chính sách này thường xuyên hoặc rất thường xuyên. 39,48% doanh nghiệp thỉnh thoảng hoặc hiếm khi áp dụng.

 

Các chính sách ưu đãi đặc biệt mà doanh nghiệp áp đối với người phụ trách, đàm phán hợp đồng của phía khách hàng cũng chủ yếu dưới hình thức tiền mặt (61,5%).

 

Mặc dù việc áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt cho đại diện đàm phán, thỏa thuận hợp đồng không phải là một hành vi hối lộ hay tham nhũng, nhưng nó là bước đệm cho mối quan hệ vốn đã phức tạp giữa người đại diện (nhân viên chịu trách nhiệm đàm phán kinh doanh) và người chủ chốt (chủ doanh nghiệp).

 

Kết quả khảo sát cho thấy “lại quả” các doanh nghiệp thưởng trích cho đối tác phần lớn dưới 5% giá trị hợp đồng. Mức lại quả trong ngành dịch vụ được cho là cao hơn sản xuất, thương mại.

 

Ngoài tác động về mặt kinh tế, một tác động rất rõ của tham nhũng là làm cho nhận thức của doanh nghiệp trở nên méo mó, các chuẩn mực trở nên sai lệch.

 

Sự tồn tại của tham nhũng ảnh hưởng tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội bao gồm cả môi trường đầu tư và kinh doanh cũng như niềm của doanh nghiệp vào Nhà nước.

 

Rất nhiều giải pháp được đề ra, xong chưa thực sự mang tính đột phá. Tất cả những biện pháp đã có chưa thực sự giải quyết triệt để nhiều vấn đề còn tồn tại trong môi trường kinh doanh, cũng như chưa đánh giá hết tình hình thực tế trước mắt.

 

Kiến An 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo