Tin tức - Sự kiện

Thê thiếp nườm nượp, nhờ đâu vua Càn Long vẫn đại thọ?

Tục ngữ có câu "rượu là thuốc độc của gan, phong lưu, háo sắc là con dao sắc cắt gân, cưa xương con người” muốn nói rằng, nếu một người quá phong lưu, háo sắc sẽ hại đến tuổi thọ. Nhưng kỳ lạ tại sao một ông hoàng phong lưu nổi tiếng như Càn Long lại có thể trường thọ đến 89 tuổi?

Càn Long đa tài đa nghệ, yêu thích văn chương, du lịch nên tinh thần luôn sảng khoái; cuối đời, tuổi cao sức yếu thì truyền ngôi cho con là Gia Khánh để làm thái thượng hoàng. Tuy nổi tiếng phong lưu, đa tình nhưng Càn Long vẫn khiến bao người ngưỡng mộ, ghen tỵ về tuổi thọ của mình.
“Hoàng đế phong lưu”

Càn Long là vị hoàng đế vô cùng háo sắc, đa tình nổi tiếng trong lịch sử nên được hậu thế gọi là “hoàng đế phong lưu”. Ông không chỉ có tam cung lục viện với hàng ngàn hàng vạn mỹ nhân, mà trong 6 lần đi tuần thú Giang Nam đã kịp để lại bao nhiêu truyền thuyết trong nhân gian về sự đa tình. Thậm chí, đến gần cuối đời, truyền kỳ về mối tình với nàng Hương phi cũng đủ khiến hậu thế phải thán phục..

Hoàng đế Càn Long sống rất thọ.

Người đầu tiên mà Càn Long hết mực yêu thương chính là người vợ tào khang Phú Sát Thị. Tuy tình cảm mặn nồng, thắm thiết keo sơn nhưng Càn Long vẫn… lén lút tư thông với em dâu vợ, khiến hoàng hậu ôm hận đến chết vẫn không tha thứ.

Đến năm thứ 15 đời Càn Long, ông sắc phong quý phi Ô Lạt Na Nạp Thị làm hoàng hậu mới nhưng trong chuyến đi Giang Nam có cả hoàng hậu đi cùng, ông vẫn giở thói phong lưu với các ả kĩ nữ bên sông Tần Hoài. Không lâu sau, vị hoàng hậu này cũng khóc khô nước mắt và mệnh táng hoàng tuyền. 

Đương thời, trong hậu cung của Càn Long còn một sủng phi là Lệnh phi. Khi tình cảm của Càn Long và Ô Lạt Nạp Thị hoàng hậu còn hòa thuận, Lệnh phi vô tình trở thành kẻ thứ ba. Bà vốn là một mỹ nhân ở Giang Nam, tên Ngụy Giai Thị, kém Càn Long 16 tuổi, thông minh, lanh lợi, lại rất hiểu đạo nghĩa vợ chồng.

Ông cùng tùy tùng thường xuyên đi vãn cảnh.

Đối với việc phong lưu, đa tình của Càn Long nàng luôn dùng phương châm “mắt nhắm mắt mở” làm ngơ, khiến cho Càn Long tha hồ tự do, thoải mái. Chính vì thế, không lâu sau nàng được phong là Lệnh quý phi.Vậy mà, khi nàng mỹ nữ Hương Phi xứ Tân Cương xa xôi vào cung, Càn Long ngay lập tức quên Lệnh phi, quay sang Hương Phi, thậm chí còn cho xây các công trình của người Hồi giáo ở trong cung, đón họ hàng thân thích của nàng vào thành, thuê riêng đầu bếp người Hồi giáo đến phục vụ các món ăn. 

Ngoài những mối tình sâu nặng với các phi tần trong tam cung lục viện ra, Càn Long còn rất nhiều mối tình nổi tiếng giữa chốn nhân gian, mối tình nào cũng sâu đậm, tha thiết. Vậy mà, không hiểu sao ông vẫn sống thọ đến 89 tuổi, cái tuổi mà cả ngay đến thời nay vẫn đầy người phải mơ ước, ngưỡng mộ.

 

Sống khoa học, chịu rèn luyện thể lực, trí lực

Trong lịch sử ngàn năm của Trung Quốc, những hoàng đế có tuổi thọ vượt quá 80 chỉ có 3 người: Lương Vũ Đế Tiêu Diễn của Nam Bắc triều thọ 86 tuổi; nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên thọ 82 tuổi, và hoàng đế Càn Long thọ 89 tuổi. 

Trên thực tế, tuổi thọ con người là một vấn đề rất phức tạp, liên quan đến rất nhiều yếu tố. Theo khảo sát, ngoài chế độ ăn uống, điều kiện sống tốt nhất, thói quen thường xuyên luyện võ ra, yếu tố quan trọng nhất chính là Càn Long rất mê thư pháp. Cổ nhân thường lấy việc luyện thư pháp là cách rèn luyện sức khỏe.

Từ thời nhà Chu, viết thư pháp đã là một môn học trong “lục nghệ”. Trong lịch sử, có rất nhiều nhà thư pháp sống rất thọ: Nhà thư pháp nổi tiếng Nhan Chân Khanh thọ 76 tuổi; Âu Dương Tuân thọ 85 tuổi; Liễu Công Quyền thọ 88 tuổi. Nhà thư pháp nổi tiếng Ngu Thế Nam sống cùng thời với Càn Long cũng thọ đến 89 tuổi. 

Luyện tập thư pháp nhiều chính là rèn luyện sức khỏe, bởi vì, khi luyện thư pháp, phải tập trung tư tưởng, tâm trí không xao động. Khi múa bút, tâm phải tĩnh, khí phải hòa, toàn tâm toàn ý vào nét bút, thư pháp có rất nhiều điểm tương đồng với luyện và điều hòa khí công.

 

Càn Long là người nổi tiếng yêu thích thư pháp, xung quanh có rất nhiều đại học sĩ làm thầy, nghiêm túc chỉ dạy. Sau khi đăng cơ, dù bận việc triều chính nhưng ông vẫn chăm chỉ, cần mẫn khổ luyện; mỗi lần đi đây đó vẫn giữ thói quen đề bút lưu thơ. Từ hoàng cung cho đến tửu lầu, từ hành cung đến miếu cổ, gần như đâu đâu cũng có thể gặp bút tích của Càn Long.

Việc yêu thích thư pháp là do được giáo dục từ nhỏ. Triều Thanh là thời kỳ thịnh vượng của người dân tộc thiểu số thống trị Trung Quốc, vì thế, họ rất muốn học hỏi những tinh hoa văn hóa ưu tú của người Hán nhằm củng cố địa vị thống trị của mình. Sau khi định đô tại Bắc Kinh, các tông thất tử đệ của Bát Kỳ ngay từ nhỏ đã phải học Hán văn với yêu cầu rất khắt khe.

Chính Khang Hy từng đích thân dạy viết thư pháp, và chỉ cách viết thư pháp để luyện sức khỏe cho Càn Long. Rèn luyện bằng thư pháp là phương thức có khả năng khơi dậy những tình cảm trong sáng và lành mạnh, loại bỏ những suy nghĩ vẩn vơ và nhỏ nhen, khiến cho tâm hồn được cởi mở và khai thái. Thư pháp vừa bồi dưỡng và nâng cao năng lực thẩm mỹ lại vừa được tạo điều kiện hưởng thụ về nghệ thuật, từ đó mà tạo nên hiệu quả cao trong việc rèn luyện tâm tình, tu thân dưỡng tính.

Tập thư pháp của vua Càn Long bán đấu giá 16,3 triệu USD.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những vùng sử dụng hệ thống chữ Latinh như Anh và Mỹ, tỉ lệ trẻ em mắc bệnh quên chữ là rất cao, song ngược lại, ở những vùng dùng chữ tượng hình như chữ Hán, căn bệnh này lại rất hiếm gặp. Thư pháp trong tĩnh có động, động qui về tĩnh, tĩnh qui về động, quả thật rất có ích đối với tâm hồn và thể xác con người.Ngoài ra, Càn Long còn là người thích ngao du sơn thủy, trong suốt thời gian trị vì, đã từng đi Giang Nam 6 lần, 3 lần lên Ngũ Đài. Mỗi khi đến những vùng đất thanh bình, bao la rộng lớn, tâm trạng con nguời trở nên thư thái, rất có lợi cho sức khỏe. 

Càn Long cũng luôn tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt, điều độ và khoa học. Buổi sáng khoảng 6h hơn trở dậy, sau khi vệ sinh cá nhân thì dùng bữa sáng và xử lý việc triều chính rồi nghị sự với các đại thần trong triều. Sau bữa trưa, ông thường đi dạo ngắm cảnh. Sau bữa tối, ông đọc sách, luyện chữ, làm văn, ngâm thơ rồi mới đi ngủ.

 

Thực đơn hàng ngày chủ yếu là rau củ quả tươi; các loại thịt, cá thường ăn ít và không ăn quá no. Càn Long còn có sở thích uống trà, nước uống hàng ngày đều sử dụng nước suối khoáng Tây Sơn. Ông cũng noi gương tổ phụ Khang Hy không hút thuốc. 

Năm 1796, ông nhường ngôi cho con là Vĩnh Diễm, lên làm Thái thượng hoàng, giữ vững quyền chính. Năm 1799 ông mất, thụy hiệu đầy đủ là “Pháp Thiên Long Vận Chí Thành Tiên Giác Thể Nguyên Lập Cực Phu Văn Phấn Vũ Khâm Minh Hiếu Từ Thần Thánh Thuần hoàng đế “.

Giá “khủng” cho thư pháp

Bộ thư pháp “Đồi Bạch Tháp”, do Hoàng đế Càn Long viết tay, đã được bán với giá 116 triệu nhân dân tệ (18,9 triệu USD), giá đã bao gồm hoa hồng, phiên đấu giá của hãng Poly Auction. Giá bán này đã đạt ngưỡng cao kỉ lục trong số các bức thư pháp và tranh chữ Trung Quốc được đấu giá mới đây. Cuộn thư pháp này cũng là món hàng duy nhất được bán với giá hơn 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 16,3 triệu USD), trên thị trường đấu giá lục địa Trung Quốc cũng như trong số các tác phẩm của vua Càn Long.

“Đồi Bạch Tháp” gồm có 5 phần, một phần miêu tả ngọn đồi, bốn phần khác miêu tả tứ phía Đông, Tây, Nam và Bắc nhìn từ trên đồi. Lần đấu giá này bán 4 phần, còn phần “Đồi Bạch Tháp mạn phía Đông” vẫn chưa phát hiện được tung tích. Bộ thư pháp này được viết ra khi Hoàng đế Càn Long lên thăm đồi Bạch Tháp và kinh ngạc với vẻ đẹp của phong cảnh trên đồi. Điển tích này vẫn còn được nhìn thấy ở công viên Bắc Hải hiện nay.

 

Càn Long nổi tiếng nhiều tỳ thiếp.

Các cuộn thư pháp này vốn ban đầu được gìn giữ tại đền Yong’An, sau đó bị lưu lạc đến các bộ sưu tập cá nhân. Một số phần bị đưa ra nước ngoài, nên việc tập hợp được 4 phần trong lần đấu giá này có thể coi là hiếm có.

Trong số các tác phẩm còn tồn tại đến nay của Hoàng đế Càn Long, các bộ thư pháp mà các phần đều cùng được viết chung đề tài là rất hiếm có, đặc biệt nếu bộ thư pháp đó được chính tay Càn Long viết theo lối chữ đắc ý nhất của ông.

Nên đọc
Theo báo Pháp luật
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo