Thí điểm dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh
Đã có 10 trường dạy thí điểm
ThS Nguyễn Minh Châu, giáo viên môn toán của trường, cho biết dạy - học môn toán bằng tiếng Việt khó 5 thì dạy bằng tiếng Anh khó 10. Do vậy, giáo viên phải cố gắng rất nhiều. Để khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh, trường quy định cả thầy lẫn trò chỉ được dùng tiếng Anh trong các tiết học này.
Với học sinh, thông qua việc học toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh thì khả năng ngoại ngữ của các em được nâng lên rất nhiều. Các em hoàn toàn có thể tiếp cận các tài liệu bằng tiếng Anh ở cùng trình độ. Hồng Vinh, lớp 7A/11, cho biết em hiểu bài giảng của thầy, khi thầy hỏi nhiều bạn cùng đưa tay phát biểu.
Ông Kim Vĩnh Phúc, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, cho biết để học toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh, học sinh phải có nền kiến thức cơ bản về tiếng Anh. Do vậy, thường thì những học sinh ở lớp tăng cường tiếng Anh hay những học sinh có khả năng ngoại ngữ tốt mới đăng ký học.
Ở khối 6 và 7, mỗi tuần, các em có 1 tiết học toán bằng tiếng Anh. Khối 10, các em có 2 tiết toán, 2 môn khác là vật lý và hóa học cũng học bằng tiếng Anh. Để có được kết quả đó, trường đã chuẩn bị từ năm 2006.
Tại TP.Hồ Chí Minh, đến nay mới có 10 trường THPT thí điểm dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh với hơn 1.600 học sinh tham gia.
Một lãnh đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo TP.Hồ Chí Minh cho biết việc thí điểm dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh. Việc tổ chức dạy và học không tạo căng thẳng cho học sinh bởi đó là hình thức tự chọn, không dùng kết quả để đánh giá kết quả học tập hằng năm của học sinh. Em nào có khả năng thì đăng
ký học.
Ông Cao Huy Thảo, Hiệu trưởng Trường THPT Quốc tế Việt - Úc (TP.Hồ Chí Minh), cho biết học sinh Việt Nam yếu ngoại ngữ. Do vậy, thông qua việc dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh là hoàn toàn hợp lý.
Mạnh ai nấy làm
Những năm qua, việc tổ chức dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh được thực hiện theo kiểu mạnh ai nấy làm, từ chương trình cho đến đội ngũ giáo viên. Tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3 - TPHCM), ban giám hiệu nhà trường cho biết giáo viên phải tự nghiên cứu các tài liệu, tự bồi dưỡng tiếng Anh để dạy.
Giáo trình trường này đang áp dụng là giáo án được soạn trên cơ sở sách của Úc đối với môn toán; sách của Úc và Mỹ đối với môn vật lý. Trong khi đó, Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh dựa theo chương trình College Mathematics của Mỹ… Tại hội thảo “Giảng dạy các môn toán và khoa học bằng tiếng Anh” do Sở Giáo dục - Đào tạo TP.Hồ Chí Minh tổ chức vừa qua, Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố cùng đại diện 10 trường THPT thí điểm dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh đã thống nhất dùng chung giáo trình của Cambridge. Ông Kim Vĩnh Phúc cho biết giáo trình của Cambridge tương đồng 80% so với sách giáo khoa của Việt Nam nên dùng giáo trình này là hợp lý.
Nhưng khó khăn lớn nhất chính là đội ngũ giáo viên bởi năng lực ngoại ngữ của giáo viên Việt Nam nhìn chung còn yếu. Trong khi đó, việc đào tạo đội ngũ này lâu nay chưa được chú ý. TS Nguyễn Đông Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ và Bồi dưỡng văn hóa song ngữ (NSETC), cho biết NSETC là một trong số rất ít các đơn vị đang đào tạo giáo viên cung cấp cho các trường THPT tổ chức dạy toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh.
Hiện tại, trung tâm mới đào tạo xong 8 giáo viên môn vật lý giảng dạy được bằng tiếng Anh, còn 60 học viên đang học tập tại trung tâm thì trình độ cũng rất khác nhau. Ban giám hiệu nhiều trường THPT cho biết lực lượng giáo viên có thể dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh hiện nay chủ yếu do các trường tự đào tạo nên chuẩn chưa đồng đều.
Theo ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, sở sẽ xin chủ trương từ UBND thành phố để có chính sách về phụ cấp cho giáo viên tham gia giảng dạy. Sở cũng sẽ lên kế hoạch tính toán lại về thời lượng, tài liệu, chương trình thống nhất và sẽ có các văn bản hướng dẫn cụ thể cho các trường. Hằng năm, sở sẽ có đánh giá chất lượng việc dạy thí điểm các môn khoa học bằng tiếng Anh. Nếu có hiệu quả thì sẽ nhân rộng trong những năm tiếp theo.
Tự đào tạo Ông Kim Vĩnh Phúc cho biết nhờ sự giúp đỡ của Khoa Toán Trường Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh, sau 4 năm chuẩn bị cho kế hoạch dạy toán bằng tiếng Anh, trường đào tạo được 4 giáo viên có thể dạy học bằng tiếng Anh. Trong suốt thời gian chuẩn bị, 4 giáo viên này phải thực hiện bài giảng bằng tiếng Anh có sự tham gia của tổ tiếng Anh để góp ý, sau đó mới đứng lớp giảng dạy. Với tổ vật lý và hóa, trường đang chuẩn bị hợp đồng với một giáo viên nước ngoài để đào tạo. Để khuyến khích giáo viên dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh, trường trả thù lao 1 tiết giảng dạy cho những giáo viên này bằng 2 tiết thường. |
Việt Huế (Theo NLĐ)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
CLIP: Người đàn ông dùng võ thuật đối đầu với chó Ngao Tây Tạng và cái kết bất ngờ
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?