Marcom

'Vé gửi xe' cho ngân hàng số Việt Nam đã được thông qua

Thông tư về xác thực điện tử (eKYC) - được ví như "tấm vé gửi xe" hướng tới ngân hàng số, vừa chính thức được ký ngày 3/12 sẽ giúp thanh toán số phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.

Làn sóng cạnh tranh mới trên thị trường thương mại điện tử / Dự kiến toàn bộ thẻ từ sẽ chuyển sang thẻ chip vào cuối năm 2021

ekyc-dinh-danh-khach-hang-dien-8049-9075

Thông tư về eKYC có hiệu lựcsẽ là nền tảng để ngân hàng số phát triển. (Ảnh: Int)

Thông tin trên được ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chia sẻ tại Hội thảo Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế số ngày 4/12.

Tại Việt Nam, việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đã có nhiều bước tiến, các hệ sinh thái thanh toán số được hình thành, cho phép kết nối, tích hợp với các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Nhờ đó đã giúpthanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam tăng vọt trong thời gian qua.

Thống kê của Vụ Thanh toán cho thấy, tính trong 5 năm qua, thanh toán di động tăng 1.000% về số lượng nhưng tăng tới 3.000% về giá trị.

Chia sẻ thêm, ông Đào Minh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, thời gian qua, các ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư hạ tầng ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt như: ứng dụngngân hànglõi, hỗ trợ thanh toán hiện đại, an ninh bảo mật. Cùng với đó là phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử, ATM.

Đại diện Vietcombank đánh giá, một số báo cáo cho rằng thanh toán tiền mặt vẫn chiếm khoảng 85%. Tuy nhiên, theo thống kê của NHNN, thanh toán không tiền mặt qua các hệ thống điện tử liên ngân hàng và Napas rất lớn, chiếm 80-90 %, còn lại khoảng 10% chủ yếu là chi tiêu tiền mặt qua hệ thống các ATM. Đơn cử như tại Vietcombank, lượng thanh toán qua kênh điện tử chiếm 90%.

 

Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia khẳng định đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu định danh cá nhân quốc gia để thúc đẩy thanh toán số là một trong những điều kiện để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia, không riêng gì dịch vụ thanh toán mà toàn bộ quá trình chuyển đổi số quốc gia đều cần cơ sở dữ liệu định danh cá nhân này.

Ông Đào Minh Tuấn cho rằng, trong Đề án Triển khai cổng dịch vụ công quốc gia, Chính phủ đã có xây dựng cơ sở dữ liệu quốc dân cho cả quốc gia. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các ngân hàng trong việc sử dụng định danh người dân, cũng như xác minh tình hình tài chính, thông tin liên quan đến người dân đó khi tiếp cận dịch vụ ngân hàng để đánh giá xếp hạng trước khi cung cấp tín dụng cho khách hàng.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách cho phép chia sẻ thông tin, dữ liệu và tăng cường bảo mật, an toàn thông tin, dữ liệu khách hàng... để khách hàng hoàn toàn yên tâm và tin tưởng sử dụng thanh toán số.

Thông tin thêm tại Hội thảo, ông Phạm Tiến Dũng cho biết thêm, Thông tư về eKYC vừa được Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh ký sáng 3/12. Đây là nền tảng đầu tiên để thanh toán số, ngân hàng số phát triển.

 

Về thúc đẩy thanh toán số phát triển thời gian tới, NHNN cho biết sẽ thúc đẩy nhanh chóng hoàn thiện tốt hơn nữa khung pháp lý. “Chúng tôi đang nghiên cứu, xem xét có nên để xuất xây dựng Luật Thanh toán hay không. Hiện đã có 84 quốc gia có Luật Thanh toán, gần Việt Nam nhất là Lào và Campuchia. Lý do là hiện nay, tham gia lĩnh vực thanh toán có rất nhiều chủ thể (fintech, Big Tech…) chứ không chỉ có tổ chức tín dụng. Ngoài ra, cũng xuất hiện nhiều hình thức thanh toán mới như QR, tiền điện tử…”, ông Dũng cho hay.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm