7 tháng, vốn FDI đăng ký giảm hơn 11% do ảnh hưởng dịch COVID-19
Cà phê Khe Sanh rộng đường xuất khẩu / Xuất khẩu gỗ dồi dào đơn hàng bất chấp dịch COVID-19
May hàng xuất khẩu tại một doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài ở Bình Phước. Ảnh tư liệu: Dương Chí Tưởng/TTXVN
Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 4/2021 và đầu tháng 5/2021 tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Trước đó, vốn FDI đăng ký 6 tháng giảm 2,6%, trong khi 5 tháng vẫn tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong tổng số 16,7 tỷ USD vốn FDI thu hút được trong 7 tháng, có 1.006 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 37,9%, với tổng vốn đăng ký đạt 10,13 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2020.
Cùng với đó, có 561 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm trước, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 4,54 tỷ USD, giảm 3,7% và 2.403 lượt giấy phép mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 46,1% với tổng giá trị vốn góp đạt gần 2,05 tỷ USD, giảm 55,8% so với cùng kỳ năm trước.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới thu hút FDI của Việt Nam. Kết quả khảo sát chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) công bố vào trung tuần tháng 7/2021 cho thấy, niềm tin của doanh nghiệp đã bị suy giảm mạnh do ảnh hưởng của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4.
Mặc dù, nguồn vốn FDI đăng ký giảm mạnh song điểm tích cực trong bức tranh thu hút FDI 7 tháng là vốn FDI giải ngân vẫn tăng nhẹ 3,8% so với cùng kỳ 2020, với mức 10,5 tỷ USD.
Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực; trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đứng đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 7,9 tỷ USD, chiếm 47,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp đến là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với 5,49 tỷ USD, chiếm 32,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và lĩnh vực kinh doanh bất động sản 1,16 tỷ USD, chiếm 6,9% tổng vốn đầu tư đăng ký…
Về đối tác đầu tư, đã có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,92 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản với tổng vốn đầu tư 2,54 tỷ USD. Đáng chú ý, nguồn vốn FDI đến từ Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 81% và 68,3% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này.
Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,2 tỷ USD, giảm 22,2% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc)…
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 57 tỉnh, thành phố trên cả nước; trong đó, Long An tiếp tục là địa phương thu hút FDI nhiều nhất cả nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,58 tỷ USD. TP.HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 1,78 tỷ USD và Bình Dương đứng thứ ba với 1,33 tỷ USD. Tiếp theo lần lượt là Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội…
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng, song mức độ tăng giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2021. Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt 135,8 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ, chiếm 73,7% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt gần 135 tỷ USD, tăng 29,3% so với cùng kỳ, chiếm 73,2% kim ngạch xuất khẩu.
Tính chung, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 14,9 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 14,1 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 17,4 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương