Ấn Độ liên tục điều chỉnh chính sách ngoại thương, DN Việt Nam cần lưu ý
DNVN - Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, ngày 06/4, Tổng cục Ngoại thương (DGFT) cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ thông báo cho phép xuất khẩu trở lại một số mặt hàng thuốc và dược phẩm.
Giá gạo Việt Nam đã cao hơn Thái Lan, Ấn Độ / Lãnh đạo Mỹ, Nhật, Ấn ủng hộ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa
Cụ thể, Tổng cục Ngoại thương (DGFT) cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ ban hành thông báo số 02/2015-2020 dỡ bỏ lệnh cấm và cho phép xuất khẩu trở lại đối với 24 thành phần dược phẩm hoạt tính và các hợp chất, sau hơn một tháng áp dụng lệnh cấm để đối phó với dịch Covid – 19. Các thuốc và hợp chất được tự do xuất khẩu trở lại bao gồm:
Theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, thời gian gần đây, Chính phủ Ấn Độ liên tục điều chỉnh chính sách ngoại thương, các doanh nghiệp Việt Nam cần theo dõi tại trang website chính thức của Tổng cục Ngoại thương tại https://dgft.gov.in/policies/notifications để cập nhật thông tin chi tiết và điều chỉnh chính sách ngoại thương.
Ngày 24/03/2020, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã phát đi thông điệp toàn quốc, chỉ đạo toàn dân thực hiện “Cách ly xã hội”, coi đó là biện pháp hiệu quả duy nhất để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Ấn Độ thực hiện đóng cửa hoàn toàn trong vòng 21 ngày. Để “cứu” Ấn Độ với 1,35 tỷ dân, toàn bộ người dân bị cấm ra khỏi nhà, hiệu lực kể từ 00h00 ngày 25/03/2020. Toàn bộ đất nước, bao gồm toàn bộ các bang, các thành phố, các quận, các làng… đều bị phong tỏa.
Theo đó, Ấn Độ đóng cửa toàn bộ các cơ sở buôn bán thương mại, trừ các cơ sở cung cấp nhu yếu phẩm; Đóng cửa toàn bộ các đơn vị sản xuất công nghiệp, trừ các ngành hàng thiết yếu; Ngừng hoạt động toàn bộ các dịch vụ vận chuyển người và vận tải: hàng không, đường bộ, đường sắt, trừ các dịch vụ khẩn cấp và vận chuyển nhu yếu phẩm; Đóng cửa toàn bộ các cơ sở lưu trú, khách sạn, trừ việc phục vụ khách du lịch/những người bị ảnh hưởng do việc phong tỏa, các nhân viên y tế và việc phục vụ cách ly theo yêu cầu của chính phủ...
Với quyết định nghiêm ngặt trên, các cơ quan Hải quan cửa khẩu tại các cảng hàng không và cảng biển cũng sẽ tạm thời nghỉ, dẫn đến việc không thể thông quan hàng hóa như thường lệ. Do đó, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu ý. Với doanh nghiệp xuất khẩu: Tạm thời không chấp nhận các điều khoản thanh toán bất lợi như D/A; D/P trả chậm, hoặc cho khách hàng nợ tiền hàng, ưu tiên áp dụng L/C trả trước, không hủy ngay;
Tạm thời không làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đối với hàng hóa có thể đến cảng của Ấn Độ trước ngày 15/04/2020. Thời gian vận chuyển từ cảng tới cảng Việt Nam sang Ấn Độ chỉ mất 12-15 ngày (với một số chuyến tàu nhanh, không chuyển tải).
Với doanh nghiệp nhập khẩu: Tạm thời không đặt cọc, trả trước cho người bán, do các nhà máy (sản xuất đồ không thiết yếu) cũng phải tạm thời đóng cửa. Hiện tại Ấn Độ đã cấm xuất khẩu một số sản phẩm thuốc, dược phẩm, biệt dược có thể điều trị các bệnh cảm cúm, sốt rét, một số thiết bị y tế chuyên dùng...
Minh Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn
Cột tin quảng cáo