Bà Rịa-Vũng Tàu: Nông nghiệp công nghệ cao lên ngôi, dân có tiền tỉ
Sơn La: Trồng mít ta ra quả to vật, hái bao nhiêu bán hết bấy nhiêu / Hà Tĩnh: Trồng dưa hấu dưới tán bưởi, sau 3 tháng lời cả trăm triệu
Những mô hình “chất lượng cao”
Công ty TNHH Ca cao Thành Đạt (xã Xà Bang, huyện Châu Đức) đang thu hút nhiều đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc đến tìm hiểu nguồn nguyên liệu, từ khâu trồng cây ca cao, đến thu hoạch, bảo quản và chế biến các sản phẩm từ ca cao. Theo các chuyên gia Nhật Bản, ca cao vùng Đông Nam Bộ đạt chất lượng cao hơn các vùng khác.
Công nhân đang chăm sóc một vườn dưa lưới áp dụng công nghệ cao. Ảnh: P.T
Ông Trịnh Văn Thành - Giám đốc công ty cho biết: Mỗi năm, công ty xuất khẩu trên 5 tấn nguyên liệu hạt nhân ca cao sang Nhật Bản. Đầu năm 2019, công ty liên kết với doanh nhân Nhật Bản đầu tư xây dựng Công viên chocolate (tại xã Xà Bang, Châu Đức, BRVT) trên diện tích 42ha, tổng vốn đầu tư gần 50 tỷ đồng, trong đó đầu tư giai đoạn 1 khoảng 15 tỷ đồng, nhằm cung cấp các sản phẩm chế biến từ ca cao, cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế.
Cùng với đó, sản phẩm rau, củ của tỉnh cũng đang nỗ lực tìm đường xuất ngoại. Ông Cao Nhật Anh Tú - Giám đốc trang trại Vifarm (phường 12, TP.Vũng Tàu) cho hay vừa qua, đơn vị đã ký kết hợp tác với Công ty DL Edvance (Singapore) trong lĩnh vực sản xuất rau sạch công nghệ cao.
Với sự hợp tác này, Công ty DL Edvance hỗ trợ Vifarm trong việc xây dựng thương hiệu, marketing và đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế. Sản phẩm của Vifarm được cấp chứng nhận GlobalGAP.
Trang trại ViFarm từng được Sở KHCN chọn tham gia triển lãm giới thiệu về mô hình trang trại ứng dụng KHCN hiện đại trong sản xuất nông nghiệp tại hội nghị “Triển khai và phát động chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh BRVT”.
Trang trại Vifarm ứng dụng công nghệ trồng rau trên giàn thủy canh hồi lưu, với các loại rau như: Rau muống, cải thìa, cải ngọt, bẹ xanh mỡ, xà lách tím, cà chua bi... Trung bình mỗi tháng, trang trại cung ứng khoảng 5 tấn rau ra thị trường. Các sản phẩm của Vifarm được truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn rau an toàn, được kiểm nghiệm và xác nhận bởi Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM và Sở NNPTNT tỉnh.
Tại xã Láng Lớn, trang trại Green Farm có tổng diện tích 17ha, trồng bưởi da xanh, sầu riêng, dưa lưới, rau củ quả… Nơi đây có nhà hàng sức chứa 400 khách; khu cắm trại, team building rộng 3.000m2; cùng với những ngôi nhà sàn, nhà gỗ được dựng xen kẽ dưới tán cây, có con suối lượn quanh, tạo nên không gian thoáng mát, dễ chịu cho khách.
Theo anh Bùi Văn Thắng - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ 3T Plus, chủ đầu tư Green Farm, sau khi tham quan nhiều mô hình nông nghiệp tại các tỉnh Bến Tre, Bình Dương và TP.HCM, anh quyết định đầu tư hơn 60 tỷ đồng để xây dựng trang trại Green Farm.
“Chúng tôi đã hợp đồng với các hộ dân trong vùng, các HTX, doanh nghiệp trên địa bàn huyện để liên kết tiêu thụ nông sản và mở cửa đón khách tham quan, mua trái cây tại vườn” - anh Thắng cho biết.
Anh Đặng Vinh - Tổng Giám đốc Công ty Rau củ quả sạch công nghệ cao Vương Huy đã đầu tư mô hình trồng rau công nghệ cao theo phương pháp thủy canh đầu tiên trên địa bàn huyện Châu Đức. Sau 2 năm đi vào hoạt động, Công ty Vương Huy đã sản xuất hơn 20 sản phẩm rau củ quả sạch đạt tiêu chuẩn (100% rau trồng bằng phương pháp thủy canh, bán thủy canh không sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV), đã được ngành BVTV cấp chứng nhận sản phẩm rau củ quả sạch an toàn.
Anh Đặng Vinh chia sẻ, mỗi m2 sản xuất rau theo phương pháp thủy canh cho thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với phương pháp sản xuất rau truyền thống. Tuy nhiên, nếu trong quá trình sản xuất không theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết khí hậu để điều chỉnh kịp thời tất cả các thông số kỹ thuật dinh dưỡng cho cây thì rau sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Nếu như so sánh với mô hình trồng rau bên ngoài có thể tỉ lệ hao hụt lên tới 80%, thì vườn rau công nghệ cao trong nhà kính có tỷ lệ hao hụt không đáng kể.
Công nghệ lên ngôi
Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, tỉnh BRVT đang có 42 cơ sở trồng trọt ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích 2.811,84ha với các chủng loại gồm: Rau các loại, dưa, bưởi, tiêu, chuối, bơ, khoai lang, cây ăn quả, cây công nghiệp, hoa… sản lượng ướcđạt 40.396,4 tấn/năm. Hầu hết các cơ sở đều áp dụng các công nghệ: Nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm kết hợp bón phân; công nghệ thuỷ canh; công nghệ Aquaponics; công nghệ theo dõi, điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ từ xa…
Cụ thể, với sản xuất dưa lưới trong nhà màng, tưới tiết kiệm kết hợp bón phân cho năng suất 25/30 tấn/ha/lứa, tương đương với sản xuất đại trà. Với công nghệ này, lợi nhuận mang lại khoảng 3 tỷ đồng/năm/ha sau khi đã khấu trừ các chi phí.
Còn với rau trồng trong nhà màng, năng suất đạt 10 - 11 tấn/ha/lứa, chỉ bằng khoảng 55 - 61% so với sản xuất thông thường. Nhưng giá bán lại ổn định hơn (khoảng 20.000 - 30.000/kg) và cao hơn từ 100 - 300% (tuỳ thời điểm và chủng loại sản phâm) so với giá bán của rau sản xuất theo tập quán.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh