Băn khoăn với thẻ tín dụng nội địa
Lợi suất TPCP của Mỹ tăng, tác động thế nào đến thị trường Việt Nam? / Tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên phạm vi cả nước
Thẻ tín dụng nội địa có thể chi tiêu trước trả tiền sau với thời gian miễn lãi suất lên tới 55 ngày. (Ảnh minh hoạ: Int) |
Theo đánh giá của các chuyên gia và ngân hàng, mục đích quan trọng nữa là mở rộng khả năng tiếp cận với các sản phẩm thẻ tín dụng cho một bộ phận khách hàng có thu nhập thấp hơn, cung cấp một nguồn tiền tiêu dùng từ tín chấp, đẩy lùi tín dụng đen.
Đẩy lùi tín dụng đen
Trước đây đã có một số ngân hàng phát hành thẻ tín dụng nội địa của riêng mình nhưng không thành công, sau đó các ngân hàng tập trung vào phát hành thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế trên cơ sở liên kết với các tổ chức thẻ như VISA, Mastercard, JCB...
Tuy nhiên, với các thẻ tín dụng quốc tế, dù khách hàng có thể được vay khoản tín dụng lớn, nhưng lãi suất vay lại lại khá cao, lên tới 25%/năm. Vì vậy, những khách hàng thu nhập thấp khó tiếp cận được nguồn vốn vay này.Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc một số người khi cần tiền khẩn cấp phải tìm đến tín dụng đen.
Ông Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, để hạn chế tình trạng tín dụng đen phát triển, các ngân hàng thương mại đang đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng nội địa.
“Thẻ chip tín dụng nội địa với đặc điểm chi tiêu trước, trả tiền sau với thời gian miễn lãi 55 ngày. Với chi phí hợp lý cho các đơn vị phát hành, đơn vị chấp nhận thanh toán và khách hàng, đây là sự lựa chọn phù hợp để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và thanh toán với mức hợp lý, góp phần triển khai tài chính toàn diện quốc gia, đẩy lùi tín dụng đen”.
Đặc biệt, thẻ tín dụng nội địa có chi phí sử dụng thẻ và chi phí vận hành hợp lý để hấp dẫn người dùng Việt Nam. Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Trung tâm thẻ VietinBank, cho biết: “Thẻ tín dụng quốc tế có gì thì thẻ tín dụng nội địa có cái đó. Yếu tố lớn nhất để người dân tiếp nhận là lãi và phí đều được chúng tôi giải quyết triệt để".
"Phí thanh toán thẻ tín dụng quốc tế ở mức cao từ 1.3% - 3.5%, trong khi thẻ tín dụng nội địa có mức phí chỉ từ 0,33% - 0,5% tuỳ ngân hàng. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn không dùng tiền mặt. Các loại phí và lãi đều cố gắng gỡ bỏ, chẳng hạn như phí thường niên...”, ông Khoa nói.
Trên website của một ngân hàng mới đây, phí rút tiền mặt với thẻ nội địa tại ATM/POS do nhà băng này phát hành chỉ 0,5%/giao dịch hoặc tối thiểu 10.000 đồng. Ngoài ra, chủ thẻ được rút tiền mặt 100% hạn mức tín dụng, được ngân hàng công bố là 10 triệu đồng trở lên.
Ông Ngô Quang Trung, Tổng Giám đốc Ngân hàng Bản việt cho biết: “Chi phí sử dụng thẻ và chi phí vận hành hợp lý hơn, sản phẩm hấp dẫn và hợp lý hơn với người dùng Việt Nam. Loại thẻ này góp phần đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy lùi tín dụng đen”.
Nên miễn, giảm phíduy trì thẻ
Bài học của nhiều nước trong khu vực thời gian qua cho thấy, để phát triển thanh toán không tiền mặt từ thẻ nội địa, cần định hướng cũng như chính sách tổng thể từ cơ quan quản lý. Bên cạnh đó, sản phẩm thẻ nội địa cần hấp dẫn không chỉ bằng, mà còn phải hơn thẻ quốc tế thì mới thu hút được người tiêu dùng trong nước.
Dù cơ quan quản lý và các ngân hàng khẳng định, thẻ tín dụng nội địa có tính hấp dẫn và phù hợp hơn đối với người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về mức phí duy trì thẻ còn khá cao và ngân hàng cần có thông tin cụ thể về mức phí hàng tháng, hàng năm để khách hàng nắm rõ trước khi mở thẻ.
Anh Nguyễn Văn Tuynh (nhân viên lái xe taxi tại Hà Nội) chia sẻ, từng phải vay "nóng" do cần gấp 5 triệu đồng để trả viện phí với lãi suất “cắt cổ”, nên thông tin ngân hàng mở thẻ tín dụng nội địa với lãi suất ưu đãi phù hợp cho người lao động có thu nhập thấp, anh lập tức ra ngân hàng để đăng ký làm thẻ.
Tuy nhiên, anh Tuynh cho rằng, phí duy trì thẻ hiện nay khá cao và đưa ra đề xuất: "Phí duy trì thẻ những năm đầu nên miễn hoặc giảm một nửa so với mức 200.000 đồng mà một số ngân hàng đang áp dụng, nhằm khuyến khích người thu nhập trung bình thấp mở thẻ tín dụng nội địa", anh Tuynh nói.
Chị Nguyễn Hoàng Anh, công nhân KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) chia sẻ, từ sau Tết Nguyên đán, có một số ngân hàng về KCN mời công nhân mở thẻ tín dụng nội địa.
“Nghe nhân viên ngân hàng giới thiệu qua về các chế độ lãi suất, tính năng của thẻ tôi thấy khá phù hợp với thu nhập và nhu cầu của công nhân. Tuy nhiên, tôi vẫn băn khoăn về thủ tục mở thẻ còn khá phức tạp như yêu cầu phải có chứng minh thu nhập, có sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú...”, chị Hoàng Anh chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương