Cà phê Việt Nam giảm thị phần ở nước tiêu dùng lớn thứ 8 thế giới
Hà Nội: Covid-19 khiến nhiều ngành kinh doanh dịch vụ như dính “án tử” / Giá gạo tăng theo tuần: Bình thường hay bất thường?
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), những năm gần đây, tiêu thụ cà phê đặc sản ở Nga đang tăng lên do kinh tế phát triển và giới trẻ nước này thay đổi xu hướng tiêu dùng, ưa chuộng các loại cà phê hơn thay vì sử dụng trà với các chủng loại cà phê rang xay và đắng đậm được nhập khẩu.
Nga là nước tiêu dùng cà phê lớn thứ 8 trên thế giới, với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 1,7 kg/người/năm.Hiện, doanh thu bán cà phê chỉ chiếm khoảng 40 – 60% tổng doanh thu tại các chuỗi cửa hàng lớn. Người tiêu dùng Nga có thể chi từ 15 – 25 USD khi đến quán cà phê.
Theo tính toán từ số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Nga năm 2019 đạt 217,7 nghìn tấn, trị giá 631,4 triệu USD, giảm 11,4% về lượng và giảm 6,5% về trị giá so với năm 2018.
Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Nga năm 2019 đạt mức 2.900 USD/tấn, giảm 4,4% so với năm 2018. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Nga từ Brazil đạt 2.296 USD/tấn, từ Việt Nam đạt 1.782 USD/tấn, từ Indonesia đạt 1.978 USD/tấn.
Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Nga từ một số nguồn cung đạt mức cao gồm: Ý đạt 6.763 USD/tấn, Đức đạt 6.410 USD/tấn, Hà Lan đạt 5.825 USD/tấn.
Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Nga trong năm 2019 với lượng nhập khẩu đạt trên 86 nghìn tấn, trị giá 153,29 triệu USD, giảm 10,1% về lượng và giảm 16,5% về trị giá so với năm 2018.
Tuy nhiên, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga chiếm 48,7% năm 2019, thấp hơn so với 59,2% năm 2018.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Năm 2019, thị phần cà phê của Việt Nam ở Nga giảm so với 2018