Thị trường

Các cơ sở kinh doanh tạm đóng cửa phòng dịch Covid-19, hàng ngàn nhân viên đi về đâu?

DNVN - Việc tạm dừng hoạt động để phòng dịch là hành động cần thiết trong lúc này để bảo vệ sức khỏe của người dân. Hệ lụy của việc tạm dừng hoạt động là chục ngàn lao động bị mất việc tạm thời. Vậy số phần những người lao động bỗng chốc không có việc làm, họ sẽ đi đâu về đâu để đảm bảo cuộc sống mưu sinh cho bản thân và gia đình?

Thái Bình: Làm giàu từ chăn nuôi tổng hợp / Bộ Nông nghiệp tăng cường giải pháp chế biến sâu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản

Cơn càn quét của dịch bệnh Covid-19 chưa có dấu hiệu suy giảm. Khó khăn ngày càng chồng chất khi một loạt các cơ sở kinh doanh như rạp chiếu phim, quán bar, game online, điểm massge, karaoke, vũ trường… tại nhiều tỉnh, thành phố được chính quyền yêu cầu tạm ngừng hoạt động đết hết tháng 3.

Việc tạm dừng hoạt động để phòng dịch là hành động cần thiết trong lúc này để bảo vệ sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, điều này cũng khiến nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh lao đao điêu đứng, thậm chí đứng trên bờ vực vỡ nợ, phá sản.

Việc tạm dừng hoạt động đồng nghĩa với hàng ngàn, thậm chí cả chục ngàn lao động bị mất việc tạm thời. Nhiều người bàng hoàng không tin vào sự thật, khi hôm nay họ đang đi làm, bỗng nhận được thông báo từ ngày mai nghỉ ở nhà, chờ thông báo tiếp theo. Vậy số phần những người lao động bỗng chốc không có việc làm, họ sẽ đi đâu về đâu để đảm bảo cuộc sống mưu sinh cho bản thân và gia đình?

Trước tình hình vô cùng khó khăn, việc đầu tiên rất nhiều người lao động đang phải thắt chặt chi tiêu, tìm kiếm thêm các cơ hội làm thêm để mong cầm cự đến khi dịch bệnh được đẩy lùi, mọi hoạt động trở lại như trước đây.

Rất nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đóng cửa im lìm từ nhiều ngày nay vì vắng khách.

Rất nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đóng cửa im lìm từ nhiều ngày nay vì vắng khách.

Chị N.K hiện đang làm việc cho một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm hàng tiêu dùng cho biết: Hiện tại chị đang ở nhà sau khi cửa hàng đóng cửa. Để hỗ trợ cho nhân viên, Công ty có chính sách cung cấp sản phẩm với giá gốc (sau khi đã trừ cả chi phí Marketing) để cho nhân viên có thể tự phân phối bán trên tập khách hàng quen của mình, lợi nhuận sẽ được chia đều cho cả hai bên. Việc này vừa giúp công ty đẩy được hàng tồn kho, vừa giúp nhân viên có thể thêm nhập để cầm cự qua dịch bệnh. Nhất cử lưỡng tiện nên chị cũng thấy thoải mái và dễ chịu hơn trong giai đoạn này.

Chị A.T thì lại tìm một cách làm khác. Là một nhân viên làm nghề massage chăm sóc da mặt tại trung thâm thẩm mỹ N.A. Khi cơ sở của mình phải đóng cửa, chị buộc phải nghỉ ở nhà, bằng các mối quan hệ với khách quen từ trước đó, chị vẫn liên lạc và đến tận nhà chăm sóc cho khách hàng. Việc này khiến chị có thể chủ động được về mặt thời gian hơn, mà thu nhập cũng hầu như không bị ảnh hưởng nhiều so với trước đó.

Không được may mắn như chị N.K và chị A.T rất nhiều những người lao động khác khi doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh của mình phải tạm đóng cửa, họ phải chấp nhận một mức lương trợ cấp ít ỏi, để mưu sinh cuộc sống họ phải tìm và làm rất nhiều các công việc khác nhau như: tư vấn bảo hiểm, làm cộng tác viên bán hàng online, nhận dọn dẹp nhà cửa, trông trẻ…để có thể có thêm được thu nhập trang trải cuộc sống. Rất nhiều người khi mất việc thì chọn cách cùng gia đình về quê một thời gian vừa để tránh dịch, vừa là để có thể giảm bớt chi tiêu, giảm tiền thuê nhà trong giai đoạn khó khăn. Đợi đến khi tình hình ổn định trở lại sẽ quay trở lại tiếp tục làm việc.

Hoặc có một số khác bắt đầu công cuộc đi tìm công việc mới tại những đơn vị không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, trường hợp may mắn như vậy không cao vì khi khủng hoảng kinh tế diễn ra các doanh nghiệp sẽ cắt giảm và ổn định nhân sự để đảm bảo hoạt động sản xuất hơn là việc tuyển thêm nhân sự mới.

Ngày 5/3/2020, Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân đã công bố kế quả khảo sát 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt động kinh doanh. Theo đó, 74% doanh nghiệp vừa và nhỏ nói sẽ phá sản nếu dịch bệnh kéo dài 6 tháng, chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng.. Nếu điều này xảy ra thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ trở thành báo động đỏ trong thời gian tới.

Để nền kinh tế có thể phục hồi trở lại cần có sự chung tay của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, Chính phủ có những chính sách hỗ trợ cụ thể, có hiệu lực ngay, sau khi dịch bệnh được đẩy lùi để nền kinh tế sớm được khôi phục trở lại.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm