Các ngân hàng dẫn đầu trong cuộc đua phát hành trái phiếu
Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện toàn quốc lập kỷ lục mới / Doanh nghiệp nhạy bén, hoàn thiện hơn về sản phẩm với chuỗi OCOP
Từ đầu năm đến nay, có gần 60 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, trong đó nhóm ngành tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản chiếm tỷ trọng 72%.
Dẫn đầu là nhóm ngành ngân hàng với giá trị phát hành trái phiếu 18.200 tỷ đồng, chiếm 32%. Trong đó VPB phát hành 5.900 tỷ, chiếm đến 32%, kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định từ 6,4% - 6,9%. Tiếp đến là HDBank với 3 đợt phát hành với kỳ hạn 2-3 năm, giá trị phát hành 3.000 tỷ.
Các nhà băng phát hành trái phiếu trong những tháng đầu năm (Nguồn: MBS)
Nhóm ngành bất động sản, xây dựng, hạ tầng đứng thứ hai về lượng trái phiếu phát hành với 16.230 tỷ đồng, chiếm 30% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành từ đầu năm. Đây là nhóm ngành có mức lãi suất coupon cao nhất, phổ biến trên 10%/năm, cao nhất là trái phiếu của Phát Đạt với mức lãi suất coupon lên đến 14,5%/năm.
Trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng thường có tài sản đảm bảo dưới dạng quyền sử dụng đất, kỳ hạn phổ biến trong 2 năm nhưng cũng có doanh nghiệp lên tới 10 năm như CII.
Các doanh nghiệp chứng khoán huy động 5,1 nghìn tỷ thông qua hình thức phát hành trái phiếu 06 tháng đầu năm, với lãi suất coupon từ 8% - 11,3%, kỳ hạn phổ biến từ 1 - 3 năm. Trong đó, hiện VNDirect đang dẫn đầu với 1.460 tỷ đồng trái phiếu phát hành, kỳ hạn từ 1-3 năm, lãi suất 9,5% - 11,3%/năm, trong đó 660 tỷ đồng là trái phiếu chuyển đổi.
Quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
VietinBank đẩy mạnh ứng dụng AI