Cần thiết xây dựng, ban hành Luật Công nghiệp trọng điểm
Đà Nẵng: Bảo đảm an toàn du lịch dịp lễ 2/9 / Đà Nẵng: Giải ngân vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực
Đòi hỏi đột phá về hệ thống chính sách phát triển công nghiệp
Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), Nghị quyết đại hội Đảng XIII đặt mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp (CN) hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Đây là mục tiêu khá thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải (giữa) và lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng lắng nghe ý kiến của đại diện Liên minh công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham dự hội chợ triển lãm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo TP Đà Nẵng năm 2023.
Trước thực trạng CN Việt Nam và hệ thống chính sách phát triển CN chế biến, chế tạo, CN hỗ trợ hiện hành còn tồn tại nhiều “điểm nghẽn” làm hạn chế sự phát triển, lãnh đạo Cục CN cho biết Bộ Công Thương sẽ tập trung thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả để thúc đẩy phát triển CN chế biến chế tạo, CN hỗ trợ trong nước.
Cụ thể, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện hệ thống thể chế, văn bản quy phạm pháp luật để làm nền tảng, cơ sở cho các hoạt động thúc đẩy phát triển CN; đặc biệt là nghiên cứu xây dựng và trình Quốc hội xem xét ban hành Luật Công nghiệp trọng điểm.
Ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh: “Chúng tôi cho rằng đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất nhằm tạo nền tảng pháp lý thống nhất, vững chắc thúc đẩy phát triển các ngành CN chế biến, chế tạo và CN hỗ trợ thời gian tới. Trước mắt, Bộ Công Thương đang đề xuất hướng sửa đổi Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển CN hỗ trợ và đang lấy ý kiến các Bộ, ngành hữu quan”.
Ông cũng cho biết, Bộ Công Thương sẽ bố trí nguồn lực phù hợp, phân bố hợp lý các nguồn lực quốc gia từ Trung ương đến địa phương để tập trung phát triển các ngành CN, đặc biệt là các ngành CN nền tảng, CN ưu tiên như vật liệu, cơ khí, chế tạo, chế biến, CN hỗ trợ cũng như các ngành mà Việt Nam có lợi thế sử dụng lao động và xuất khẩu như dệt may, da – giày, điện tử…
Ông Phạm Tuấn Anh – Phó Cục trưởng Cục CN (Bộ Công Thương).
Phát triển công nghiệp tư nhân trong nước thành động lực quan trọng
Đáng chú ý, trong thời gian tới Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển hệ thống doanh nghiệp CN; đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp CN tư nhân trong nước thực sự trở thành một động lực quan trọng cho phát triển CN đất nước.
Tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với chuỗi cung ứng của các tập đoàn toàn cầu; xây dựng hệ thống nhà cung ứng nội địa, phát triển mạnh CN hỗ trợ để CN Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị quốc tế trong các ngành CN nền tảng, ưu tiên.
Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng sẽ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực CN đáp ứng yêu cầu CN hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là yêu cầu của cuộc Cách mạng CN lần thứ 4. Thúc đẩy khoa học và công nghệ, các hoạt động đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển cho các ngành CN.
Triển khai các giải pháp nhằm khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, khoáng sản để huy động nguồn lực phát triển các ngành CN vật liệu, CN hỗ trợ và CN chế biến, chế tạo; bảo đảm việc bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển CN.
“Mục tiêu của những giải pháp nêu trên nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách, khắc phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh từ nội lực các ngành CN của đất nước, tạo đột phá thúc đẩy phát triển và hiện đại hóa nền CN quốc gia trong thời gian tới”, ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025