Chuyển đổi mô hình - yêu cầu bức thiết cho ngành bán lẻ Việt Nam
Công nghệ thay đổi nhanh chóng góp phần tạo sức ép loại bỏ các mô hình bán lẻ cũ kỹ, không còn phù hợp.
Bảng giá sữa Vinamilk Dielac tháng 3/2019 / Triển vọng xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang EU
Gần 8 tỷ USD doanh thu năm 2018, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang thuộc hàng lớn nhất thế giới về doanh thu, chỉ xếp sau Trung Quốc, Mỹ, Anh, Nhật Bản và Đức.
Chỉ 2 năm nay, ông lớn Parkson phải đóng cửa 5 trung tâm thương mại tại Việt Nam phần nào giúp mọi người cảm nhận được "sức ép" mà bán lẻ trực tuyến (online) tạo ra đối với bán lẻ trực tiếp tại cửa hàng (offline).
Theo kết quả nghiên cứu của CBRE Research thực hiện trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tháng 1/2019, tốc độ tăng trưởng của kênh online duy trì gấp 8 - 10 lần kênh offline từ năm 2016 đến nay. Con số này có thể còn cao hơn nữa khi tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của kênh trực tuyến thậm chí ở hơn mức 30%.
Xu thế này bắt nguồn từ sự phát triển của công nghệ hay việc ứng dụng công nghệ sẽ là động lực tăng trưởng của ngành bán lẻ. Đây cũng là chủ đề được thảo luận tại Hội thảo quốc tế về Đổi mới và Công nghệ Bán lẻ được tổ chức ngày 7/3 tại TP.HCM.
Theo các chuyên gia, nếu nhìn vào bài học cả thành công, thất bại của những mô hình bán lẻ tại Mỹ trong năm 2018 có thể thấy bài học không chỉ từ việc tái chiến lược kinh doanh mà còn cả đầu tư công nghệ cho chuỗi cung ứng và vận hành cửa hàng tự động.
Ảnh minh họa.
Áp lực cần phải thay đổi ngành bán lẻ không còn là chuyện nằm trên bàn giấy hay thảo luận ở các hội thảo mà nó đã diễn ra rất nhanh chóng và khốc liệt tới mức nếu không theo kịp được sẽ bị loại bỏ.
Điển hình như câu chuyện của Parkson, ông lớn trong ngành bán lẻ tại Việt Nam, chỉ trong 2 năm phải đóng cửa 5 trung tâm thương mại. Doanh thu sụt giảm còn lỗ lại tăng. Nguyên nhân là do mô hình đơn điệu, khu biệt vào một số đối tượng trong khi nhu cầu trải nghiệm, gia tăng tiện ích của người tiêu dùng lại ngày càng cao.
Báo cáo mới nhất của CBRE cũng cho thấy nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ trong 5 năm tới sẽ duy trì ở mức chậm. Năm 2018, tại TP.HCM, nhu cầu thuê mặt bằng bán lẻ ở khu vực không phải trung tâm giảm gần 3% theo năm. Mặt bằng trống cũng tăng lên mức 3% tại các khu trung tâm.
Những bài toán đặt ra cho các mô hình bán lẻ trực tiếp offline có thể sẽ tìm được lời giải khi ứng dụng vào các công cụ trực tuyến online. Nghiên cứu từ CBRE Research chỉ ra 90% khách hàng sẽ mua hàng nhiều hơn sau khi đến cửa hàng trực tiếp offline để nhận hàng đã mua trực tuyến online. Nhờ áp dụng cách này, nhà bán lẻ thời trang Uniqlo của Nhật tăng được doanh số đến 40% khi áp dụng chương trình "Click và Collect", khuyến khích khách hàng mua online đến nhận hàng tại cửa hàng.
Giới chuyên gia cũng nhận định, mô hình tương lai của bán lẻ không phải là lựa chọn giữa online hay offline, giữa hiện đại hay truyền thống mà là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các kênh này để gia tăng trải nghiệm cho người tiêu dùng. Ở Việt Nam, việc chuyển đổi mô hình bán lẻ theo hướng này đang bước đầu được nhân rộng.
Mới đây, chỉ trong vòng 1 ngày tại Mỹ, những thương hiệu bán lẻ hàng đầu thế giới như Gap, JCPenney và Victoria's Secret tuyên bố đóng cửa hơn 300 cửa hàng. Những con số này đưa tổng các cửa hàng bị đóng cửa trong năm 2019 lên tới gần 4.500.
Điều này cho thấy, lý thuyết ai cũng có thể nói được nhưng thực tế để thực hiện được nó thì ngay cả những doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu thế giới cũng sẽ là thách thức rất lớn. Do đó, chuyển đổi mô hình bán lẻ để gặt hái được hiệu quả sẽ không thể một sớm, một chiều nhưng cần làm ngay lúc này.
Theo VTV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn
Cột tin quảng cáo