Covid-19: Doanh nghiệp chọn cắt giảm nhân sự, hay giữ lửa để chờ tái hồi phục sau dịch
Áp thuế chống bán phá giá tạm thời với bột ngọt Trung Quốc và Indonesia / Giá xăng dầu hôm nay (21/3): Giảm nhẹ
Sa thải hay giữ lại nhân viên đang là bài toán đau đầu với nhiều doanh nghiệp trong cơn đại dịch Covid-19. Ảnh có tính minh họa: Internet.
Doanh thu sụt giảm, thu không đủ bù chi, các giao dịch và hoạt động tại các doanh nghiệp dần như đóng băng là thực tế đang diễn ra khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh thời gian gần đây. Những quyết định như cắt giảm nhân sự, làm việc luận phiên, cho nghỉ việc không lương thậm chí công ty tuyên bố phá sản đã làm cho hàng nghìn người lao động đang gặp thách thức lớn.
Cắt giảm nhân sự - việc làm bất khả kháng của chủ doanh nghiệp
Việc cắt giảm nhân sự mùa dịch này xét dưới góc nhìn của các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ là lợi bất cập hại. Lợi ở chỗ doanh nghiệp sẽ giải quyết được vấn đề tình thế trước mắt, tiết kiệm chi phí trả lương nhân viên, chi phí cố định, chi phí vận hành co cụm lại giảm thiểu tổn thất ở mức tối đa. Đây là trường hợp bất khả kháng họ không còn lựa chọn nào khác khi không có doanh thu để duy trì hoạt động. Bên cạnh những lợi ích nhãn tiền kể trên sâu xa hơn là cái hại không phải ai có thể lường trước được.
Tại buổi tọa đàm “Doanh nghiệp chuyển nguy thành cơ mùa Covid” mới đây do ông Tuấn Hà - CEO của Vinalink chia sẻ: 80% doanh nghiệp cắt giảm nhân sự sau khủng hoảng sẽ tốn khoảng 500% ngân sách tuyển dụng để bù đủ nhân sự mới. Tiếp đó các doanh nghiệp này sẽ cần phải mất từ 15-30 ngày để vận hành nhân sự mới. Họ cũng mất đi gần như 100% cơ hội ra mắt thị trường sớm hơn đối thủ. Còn ngược lại với các doanh nghiệp đang có chính sách giữ chân nhân sự bằng cách chuyển đổi công việc, hoặc phụ cấp lương thì khi dịch bệnh được kiếm soát các doanh nghiệp này sẽ có đủ khả năng khôi phục sản xuất nhanh hơn đối thủ, tạo được khách hàng tiềm năng lớn hơn và có cơ hội ra mắt thị trường sớm hơn để tạo tiền để cho sự bùng nổ sau dịch.
Covid-19 đã có những tác động tiêu cực lên nền kinh tế nước ta. Việc các chủ doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đóng cửa ngừng hoạt động và số doanh nghiệp tuyên bố phá sản ngày càng có chiều hướng tăng mạnh trong thời gian tới. Nhiều doanh nghiệp không còn đủ dòng tiền để duy trì hoạt động đã quyết định cắt luôn nhân sự để đảm bảo không phải bù lỗ quá nhiều. Họ chọn cách “ngủ đông” để chờ hết dịch sẽ quay trở lại và chiến đấu tiếp. Một số khác thì chọn cách cắt giảm nhân sự và tiền lương, cho nghỉ việc không lương mong nhân viên thông cảm và đồng hành cùng doanh nghiệp qua thời kỳ khó khăn. Vấn đề nhân sự trở nên nan giải và cấp bách hơn bao giờ hết.
Doanh nghiệp cần biết cách giữ lửa cho nhân sự để tái phục hồi sau dịch
Theo các chủ doanh nghiệp, với tình trạng khó khăn như hiện nay tất cả đều có chung một nhận định đó là hiệu suất làm việc của nhân viên thời điểm hiện tại là rất tệ, nếu khống muốn nói là đang giảm đến vô cực. Năng lượng làm việc cũng bị giảm nghiêm trọng. Đối với các doanh nghiệp vẫn để nhân viên tiếp tục đi làm việc thì họ cũng không có tâm trạng để làm việc, vô cùng tiêu cực. Nhân viên đi làm vì ít khách, ít việc nên tối ngày chỉ ngồi nói chuyện sợ không biết bao giờ bị cách ly? Khu mình bao giờ bị phong tỏa? Công ty mình có nghỉ không? Chính sách như thế nào? ….Còn đối với doanh nghiệp cho nhân viên nghỉ việc ở nhà thì tinh thần làm việc còn tệ hơn gấp nhiều lần đặc biệt là các với những đơn vị đóng ở Hà Nội.
Hiện tại, với các doanh nghiệp vẫn đang cố gắng hoạt động cầm chừng trong giai đoạn này, đã có những động thái tích cực để trấn án nhân sự bằng những động thái cụ thể như: tổ chức phun khử trùng nơi làm việc, thực hiện vệ sinh, rửa tay, đo nhiệt độ cơ thể thường xuyên cho nhân viên. Tổ chức các phong trào cả công ty chung tay đẩy lùi Covid-19… Thường xuyên khích lệ tinh thần, động viên anh em yên tâm làm việc. Trong thời gian rảnh rỗi, sẽ được training đào tạo thêm các kỹ năng về sản phẩm, về kỹ năng bán hàng, hoàn thiện về mặt quy trình, hệ thống….
Trong tình hình dịch bệnh bùng phát khó kiếm soát như hiện nay, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng và Việt Nam không tránh khỏi xu thế đó. Chúng ta đang chứng kiến một thời kỳ suy thoái và khủng hoảng kinh tế trầm trọng kéo dài chưa có hồi kết. Tất cả các ngành nghề đều chịu ảnh hưởng. Với các chủ doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, dù họ có quyết định như thế nào đi chăng nữa đó cũng là chuyện vạn bất đắc dĩ . Họ phải nghĩ đến đại cuộc, tính cách lâu dài để có thể phục hồi và hoạt động trở lại khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Điều các chủ doanh nghiệp cần lúc này là một trái tim nóng và cái đầu lạnh để có thể có những quyết định chính xác nhất chuẩn bị sẵn sàng cho sự bùng nổ ở thời gian tới khi mà dịch bệnh đã được đẩy lùi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025