Đề xuất sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm
Vì sao nhà đầu tư nước ngoài vẫn e dè khi đổ tiền vào startup Việt? / Trà Vinh: Trái cây đặc sản được mùa, được giá
Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 9/12/2000, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2001 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010 bằng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2010, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2011).
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, trong gần 20 năm thi hành, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã có những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 9/12/2000, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2001 (Ảnh minh hoạ: KT)
Cụ thể, Luật này đã tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển, thể hiện rõ vai trò vị trí trong nền kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thành công các giải pháp chủ yếu về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Luật Kinh doanh bảo hiểm cũng đã góp phần tạo lập cơ sở pháp lý, từng bước đa dạng sản phẩm bảo hiểm, mở rộng kênh phân phối, quy mô, chất lượng hiệu quả được nâng cao, ngày càng trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, góp phần phát triển thị trường dịch vụ tài chính ngày càng vững mạnh.
Hơn nữa, Luật này cũng giúp tạo lập cơ sở góp phần thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô và bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư. Đồng thời, tạo lập cơ sở góp phần bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội; thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Bộ Tài chính, sau gần 18 năm có hiệu lực, đã đến lúc cần sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm nhằm tạo nền tảng để Việt Nam phát triển thành thị trường tài chính trung tâm của khu vực Châu Á thông qua việc đổi mới mô hình quản lý, giám sát. Đồng thời, Luật mới sẽ đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm, cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh bảo hiểm, nâng cao chất lượng tăng trưởng của thị trường.
Cải cách hành chính trong kinh doanh bảo hiểm
Theo Bộ Tài chính, để đổi mới mô hình tăng trưởng thông qua đổi mới cung cấp dịch vụ, phương thức kinh doanh và phương thức quản lý Nhà nước, cần tập trung các nguồn lực để sửa đổi, hoàn thiện Luật Kinh doanh bảo hiểm một cách đồng bộ, toàn diện, có lộ trình, đảm bảo tính khả thi, công khai, minh bạch, tăng tính chủ động và chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Đặc biệt, phải coi trọng chất lượng và sự an toàn của thị trường; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế để hình thành một hệ thống thị trường bảo hiểm đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính của đất nước.
Tại Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm sửa đổi, Bộ Tài chính đặt mục tiêu cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm kết hợp với việc cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành. Luật Bảo hiểm sửa đổi sẽ bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, giữ vững kỷ cương và sự bền vững của thị trường; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khách hàng, sự an toàn của cả hệ thống, tiết giảm chi phí xã hội.
Theo Bộ Tài chính, Luật Bảo hiểm sửa đổi sẽ kế thừa, tiếp tục phát triển và hoàn thiện những quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm còn phù hợp với thực tế và đã có tác động tích cực đối với sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Đồng thời, chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định đã phát sinh hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đáp ứng yêu cầu quản lý và bảo hộ đối với thị trường bảo hiểm.
Đặc biệt, Luật Bảo hiểm sửa đổi sẽ bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tính tương thích với cam kết quốc tế có liên quan; xác định rõ nội dung, nguyên tắc áp dụng Luật Bảo hiểm bảo đảm không chồng chéo, mâu thuẫn giữa Luật Bảo hiểm và các luật khác có liên quan.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương