Thị trường

Dịch Covid 19 làm thay đổi hành vi người tiêu dùng như thế nào?

DNVN - Từ chủ quan chuyển sang lo lắng sợ hãi, từ mua hàng truyền thống chuyển sang mua hàng online, người dân chủ động tích trữ thực phẩm, gọi đồ ăn, giải trí tại nhà thay vì ra ngoài. Các hoạt động du lịch, học hành, giải trí cũng thay đổi…. Đây là một loạt những thay đổi lên hành vi người dùng khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu.

Xua tan lo ngại về giao dịch tài chính thời Covid-19 / Doanh nghiệp sản xuất khẩu trang cũng lo ế

Nielsen Việt Nam đã kết hợp với Infocus tiến hành một cuộc khảo sát trên để tìm hiểu về những thay đổi của hành vi người tiêu dùng hiện nay khi dịch Covid-19 bùng phát chưa thể kiểm soát trên phạm vi toàn cầu. Trước tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện tại đã ảnh hưởng không nhỏ tới thói quen sinh hoạt cũng như tiêu dùng của người dân.

Lo sợ những không nghĩ dịch sẽ bùng phát mạnh là tâm lý của 95% người tiêu dùng khi Việt Nam xuất hiện ca nhiễm Covid đầu tiên

Khi những ca nhiễm đầu tiên xuất hiện, người dân đã bắt xầu xuất hiện tâm lý hoang mang lo lắng tích trữ lương thực. Tuy nhiên, mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường, chưa bị ảnh hưởng nhiều. Lúc này họ tập trung phòng tránh nhiều hơn. Thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tránh tụ tập đông người. Các hoạt động giải cứu thanh long, dưa hấu, tôm hùm diễn ra hết sức sôi động.

Sau đó, khi phát hiện những ổ dịch tại các nước khác trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản… thì tâm lý người tiêu dùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.


Hoạt động mua sắm và tiêu dùng bị thay đổi khi dịch Covid 19 bùng phát

Hạn chế ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với nơi đông người, tích trữ lương thực là những hành động chúng ta dễ nhận thấy ở thời điểm hiện tại. Theo khảo sát, nếu dịch bệnh kéo dài sẽ tác động và thúc đẩy tới thói quen mua hàng online của người dân. Tất cả các hoạt động như du lịch, học tập, giải trí, công việc, thu nhập đến các thói quen mua hàng đều bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó du lịch tỷ lệ bị ảnh hưởng nặng là 70%; học tập 61%, công việc và thu nhập chiếm trên 50%....

Mức ảnh hưởng này có thể gia tăng không kiểm soát thậm chí có thể xuống đến đáy nếu tình hình dịch bệnh kéo dài và nguy cơ bùng phát bệnh trên cả nước và thế giới tăng cao khi vẫn chưa tìm được vacxin phòng bệnh.

 

Cùng với đó, các hành vi ăn uống, vui chơi, tụ tập cũng giảm đến trên 80%. Nhu cầu tích trữ lương thực và mua sắm online tăng lên đột biến gần 50% là những gì đang diễn ra trong thời điểm hiện tại.

Những ngành hàng không bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19

 

Với bức tranh ảm đạm của tình hình kinh tế hiện tại, khoảng hơn 70% số doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh đang phải đóng cửa tạm thời hoặc hoạt động hết sức cầm chừng vẫn đang phải cắt giảm chi phí tới mức tối đa để tồn tại thì vẫn có những ngành hàng đang tăng trưởng mạnh và không hề bị ảnh hưởng bởi Covid 19.

Chúng ta có thể điểm mặt kể tên một số ngành hàng FMCG nằm trong top này bao gồm: sản xuất nước súc miệng, khăn giấy, mì ăn liền, sản phẩm đông lạnh….

Từ những kết quả của cuộc khảo sát trên ta có thể nhận thấy người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đang dành rất nhiều thời gian cho việc mua sắm online. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp dịch chuyển hình thức bán hàng sang kênh truyền thông kỹ thuật số để tạo bước đà phát triển trong giai đoạn khi dịch bệnh đã được khống chế.

Mặt khác các chủ doanh nghiệp cũng cần có những kế hoạch và phương án dài hạn để phát triển và hồi phục sở lại để thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong thời gian tới.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm