Doanh nghiệp cần tính đến mở văn phòng đại diện, chi nhánh tại Ấn Độ
DNVN - Để nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư với doanh nghiệp Ấn Độ, việc nghiên cứu, mở công ty, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện tại quốc gia này là một trong những hướng đi cần được các doanh nghiệp Việt tính đến trong giai đoạn hiện nay.
VCCI: Bộ Công Thương lo doanh nghiệp bán lẻ lấy xăng dầu từ nhiều nguồn sẽ "trái Luật Thương mại" là không thỏa đáng / Góp ý nghị định kinh doanh xăng dầu: Mấu chốt là xử lý cơ chế giá bán lẻ
Ngày 8/2, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ tổ chức hội thảo trực tuyến đầu tiên năm 2023 giới thiệu về thị trường Ấn Độ nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư giữa hai nước. Theo nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam, Thương vụ lựa chọn chủ đề “quy định thành lập doanh nghiệp tại Ấn Độ”.
Tại sự kiện, ông Bùi Trung Thướng - Tham tán, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ lần đầu đạt mức 15 tỷ USD trong năm 2022, đạt mục tiêu do lãnh đạo cấp cao 2 nước đặt ra, đưa Ấn Độ trở thành đối tác thương mại đứng thứ 8 của Việt Nam. Tuy vậy, hai bên còn rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển với thị trường hai nước rộng lớn, hàng hóa 2 nước có sự bổ sung tốt cho nhau.
Ông Bùi Trung Thướng - Tham tán, trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ.
Theo ông Nguyễn Phúc Nam - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), Ấn Độ được Việt Nam xác định là một thị trường quan trọng tại khu vực Nam Á và trên thế giới, với dân số khoảng 1,4 tỷ người, nhu cầu thị trường phong phú, đa dạng nằm ở nhiều phân khúc khách hàng…
Để nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư với doanh nghiệp Ấn Độ, khai thác hiệu quả hơn các cơ hội đang đặt ra tại thị trường Ấn Độ, việc nghiên cứu, mở công ty, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện tại Ấn Độ là một trong những hướng đi cần được các doanh nghiệp tính đến trong giai đoạn hiện nay.
Hơn 40 doanh nghiệp hai nước tham dự sự kiện.
Ông Manan Agawal - Giám đốc Công ty Tư vấn KrayMan Consultants LLP cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam có thể hiện diện tại Ấn Độ thông qua hình thức trực tiếp gồm: văn phòng đại diện, văn phòng dự án, chi nhánh, thành lập công ty; mỗi loại hình có thủ tục, địa vị pháp lý và giới hạn hoạt động, mức thuế suất cụ thể khác nhau. Doanh nghiệp cũng có thể hiện diện tại Ấn Độ bằng hình thức gián tiếp thông qua hợp tác đầu tư, mua lại và sáp nhập, hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật, nhượng quyền.
Nêu cụ thể quy định và thủ tục thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, văn phòng dự án tại Ấn Độ, ông Shahjahan - Phó Chủ tịch Ngân hàng HDFC Ấn Độ chia sẻ, doanh nghiệp bắt buộc phải lựa chọn 1 ngân hàng Ấn Độ để thực hiện thủ tục xin giấy phép, mở tài khoản và các dịch vụ khác.
Đối với thành lập chi nhánh, doanh nghiệp phải chứng minh có lợi nhuận trong 5 năm tài chính liền kề trước đó ở Việt Nam và giá trị ròng không dưới 100.000 USD, không có giới hạn về thời gian trong giấy phép. Đối với văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải chứng minh tạo ra lợi nhuận trong ba năm tài chính liền kề trước đó và giá trị ròng không dưới 50.000 USD, thời hạn 3 năm và có thể được gia hạn. Đối với văn phòng dự án có giấy phép theo thời hạn của dự án, yêu cầu có một hợp đồng từ một công ty Ấn Độ để thực hiện một dự án ở Ấn Độ.
Thu An
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Cột tin quảng cáo