Doanh nghiệp khó khăn do dịch bệnh tăng áp lực lên ngân hàng
Kiểm tra 44 cơ sở kinh doanh thiết bị y tế / Covid-19: Doanh nghiệp chọn cắt giảm nhân sự, hay giữ lửa để chờ tái hồi phục sau dịch
Đó là đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại buổi làm việc với 4 ngân hàng thương mại gồm Agribank, Vietinbank, Vietcombank và BIDV ngày 20/3/202.
Nợ bị ảnh hưởng dịch Covid-19 chiếm 11,3% toàn hệ thống
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn, từ đó gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu.
Cập nhật đến ngày 4/3/2020, có 23 tổ chức tín dụng (TCTD) báo cáo NHNN, ước tính có khoảng 926.000 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% tổng dư nợ của 23 TCTD này, và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống. Trong đó, một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn như: nông, lâm nghiệp và thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giầy, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…
Đến nay, hệ thống TCTD đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ngành ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong việc chủ động đề xuất, quyết liệt thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, được Chính phủ, các tổ chức, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp, người dân đánh giá cao.
Các TCTD đã khẩn trương rà soát tình hình khách hàng vay vốn để chủ động xây dựng chương trình, kịch bản hành động nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn và bước đầu ghi nhận từ các TCTD hỗ trợ cho trên 44.000 khách hàng với dư nợ khoảng 222.000 tỷ đồng thông qua các biện pháp như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi các vay các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng... để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục thiệt hại.
Tính đến ngày 4/3/2020 đã có thêm 15 ngân hàng tham gia chương trình miễn/giảm phí giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng giá trị nhỏ từ 500.000 đồng trở xuống, nâng tổng số ngân hàng tham gia miễn/giảm phí lên 32/45 ngân hàng thành viên của CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS).
Qua đó, toàn hệ thống ngân hàng khuyến khích khách hàng giao dịch an toàn qua các kênh ngân hàng điện tử Internet Banking, Mobile Banking hoặc thanh toán không dùng tiền mặt nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Bên cạnh đó, Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) đã và đang giảm mức thu dịch vụ thông tin tín dụng để giúp các TCTD giảm chi phí, hạ lãi suất, qua đó gián tiếp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của người dân và doanh nghiệp
2 "kịch bản" cho ngành ngân hàng
Ông Tiết Văn Thành, Tống Giám đốc Agribank cho biết, Agribank đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo trong toàn hệ thống. Ngân hàng cũng thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và xây dựng kịch bản ứng phó theo 3 cấp độ, đưa ra những phương án dự phòng phù hợp. Những đơn vị trọng yếu như trung tâm thanh toán, công nghệ thông tin... đều có những kịch bản cụ thể để ứng phó.
Theo ông Trần Minh Bình, Tổng Giám đốc Vietinbank, ngay sau khi NHNN có dự thảo Thông tư 01, Vietinbank đã chỉ đạo thành lập tổ soạn thảo, nắm được nội dung chính, khi Thông tư 01 ban hành đã kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn toàn hệ thống triển khai ngay.
Tổng Giám đốc Vietcombank ông Phạm Quang Dũng chia sẻ, Vietcombank có nhận thức rất sớm về dịch bệnh, nên ngay ngày 31/1, Ban lãnh đạo ngân hàng đã có văn bản chỉ đạo trong toàn hệ thống thành lập Ban chỉ đạo và tiểu ban phòng chống dịch tại từng đơn vị cũng như xây dựng kế hoạch phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, Vietcombank cũng ban hành chính sách đối với cán bộ trong trường hợp bị lây nhiễm bệnh, có hướng dẫn nội bộ về phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời, Vietcombank kích hoạt hoạt động tại thời điểm dự phòng, phân loại các hoạt động phải triển khai liên tục; triển khai các gói sản phẩm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Đại diện BIDV, ông Lê Ngọc Lâm, Phó Tổng Giám đốc phụ trách cho biết, trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, BIDV đã nhanh chóng có văn bản triển khai, quán triệt đến từng chi nhánh trong toàn hệ thống về việc xây dựng kế hoạch kinh doanh ứng phó với dịch bệnh, đảm bảo hoạt động ngân hàng thông suốt, liên tục. Ngân hàng tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19 theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Thống đốc NHNN.
Theo ông Hùng, thời gian tới, các ngân hàng thương mại nhìn nhận và đánh giá trên hai bình diện. Bình diện thứ nhất, tình hình dịch bệnh còn rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp. Theo đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền trả nợ cho ngân hàng, dẫn tới ngân hàng khó khăn thu hồi vốn để có doanh thu. Áp lực cuối cùng là ngành ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nếu như dịch bệnh kéo dài.
"Bên cạnh đó, chúng ta phải có những gói hỗ trợ, cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ và cho vay mới. Thực chất nhất bây giờ là xem xét cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp thiệt hại", ông Hùng cho hay.
Bình diện thứ hai, tiếp tục nắm bắt tình hình thực tế các doanh nghiệp và các tổ chức, doanh nghiệp có quan hệ tín dụng, báo cáo vướng mắc để NHNN xem xét. "Trong quá trình triển khai Thông tư 01, rà soát lại có vướng mắc khó khăn, các ngân hàng thương mại báo cáo NHNN để kịp thời xử lý", ông Hùng nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao