Marcom

Đón đầu nhu cầu khách hàng là yếu tố chính trong cuộc đua thương mại điện tử

Nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng online là tiêu chí mà các sàn thương mại điện tử buộc phải có.

Doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến trong nước: Không hợp tác, khó thành công / Thanh toán trực tuyến "níu chân" thương mại điện tử

Khi thương mại điện tử ngày càng trở nên quen thuộc thì việc nắm bắt được xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng online đang là tiêu chí mà các sàn thương mại điện tửbuộc phải có, nếu muốn bứt phá trong cuộc đua vốn khá khốc liệt này.

Kỷ nguyên mua sắm online

Báo cáo của Google Temasek dự đoán, ước tính mức tăng trưởng doanh thu thương mại điện tửViệt Nam đạt khoảng 49% mỗi năm từ 2015 và sẽ đạt mức 23 tỉ USD vào năm 2025. Mức tăng trưởng này được hỗ trợ nhờ 66% dân số Việt Nam thường xuyên sử dụng internet, 72% có điện thoại thông minh và đáng nói nhất là 35% dân số thuộc thế hệ Millennials. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, những con số trên sẽ nhanh chóng bị phá vỡ. “Thương mại điện tử thực sự đã là xu hướng tiêu dùng. Nếu như cách đây 3 năm, các doanh nghiệp đưa hàng hóa lên mạng chỉ với mục đích hiện diện, thì nay, kênh phân phối này đã trở thành nguồn đóng góp tích cực cho doanh thu”, ông Phạm Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch VECOM nhận xét.

Cũng theo ông Dũng, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy sự phát triển củathương mại điện tửtừ mức tăng trưởng cao lên mức bùng nổ. Thậm chí, những doanh nghiệp truyền thống nhất của Việt Nam cũng phải tổng lực đưa hàng hóa lên tiêu thụ ở kênh online để không bị mất cơ hội. Nhiều năm gắn bó với kênh kinh doanh hiện đại này, theo quan sát của ông Dũng, so với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam đang có tốc độ phát triểnthương mại điện tửvượt trội, với vị thế dẫn đầu nhờ lượng người dùng trẻ, năng động và thích khám phá những trải nghiệm mới. Quan trọng hơn, là sự năng động và tích cực của các sànthương mại điện tử.

Ảnh minh họa.

kết quả Khảo sát của VECOM cho thấy, tốc độ tăng trưởng trung bình của doanh nghiệp thương mại điện tử từ tháng 2-4.2020 là 14% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là con số rất ấn tượng trong bối cảnh kinh tế Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng bởi COVID-19, nhiều doanh nghiệp lâm vào thế khó. Ông Nguyễn Thái Bình, Giám đốc Vận hành Shopee Việt Nam nhận xét, mua sắm trực tuyến ngày tăng cao thời gian qua xuất phát từ việc giãn cách xã hội, người dân nhận thấy rõ sự tiện lợi của mô hình này và hình thành thói quen. Trong giai đoạn bình thường mới, doanh nghiệp lẫn các Nhà bán hàng thừa thắng xông lên, tiếp tục triển khai các chương trình giảm giá, kích cầu...giúp thương mại điện tử càng có đà phát triển.

Chiến lược song song

Bước vào những tháng cuối năm, các chuyên gia thương mại điện tử đều cho rằng, mua sắm trực tuyến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Nguyên nhân xuất phát từ việc các sàn thương mại điện tử đều sẽ triển khai chương trình giảm giá, nhất là những dịp trùng cửu như 9.9, 10.10; 11.11; 12.12. “Đón đầu các chương trình giảm giá trọng điểm của các sàn, doanh nghiệp cũng đang tích cực chuẩn bị hàng hóa, chiến lược marketing, giảm giá... để thu hút người mua hàng. Rất có thể, quý IV/2020 sẽ là thời điểm bùng nổ của mua sắm online”, ông Ha Min Ho, Quản lý ngành hàng Lock&Lock Việt Nam khẳng định.

Thương mại điện tử càng phát triển thì áp lực và đòi hỏi từ phía người dùng dành cho mô hình kinh doanh này cũng tăng cao. Đây cũng cũng là nguyên nhân khiến cho cuộc đua về thương mại điện tử khốc liệt hơn. Theo nghiên cứu của iPrice và Parcel Performance, có đến 34,1% người dùng thương mại điện tử trong khu vực đang kỳ vọng với chất lượng dịch vụ chuyển phát bưu kiện mà họ nhận được được cải thiện hơn nữa. “Người mua hàng đang quan tâm nhiều nhất về vấn đề giao nhận hàng hóa, đặc biệt là sự đảm bảo chất lượng vận chuyển hàng hóa an toàn và thời gian giao nhân nhanh chóng”, ông Nguyễn Thái Bình nhận xét.

Ông Nguyễn Thái Bình, Giám đốc Vận hành, Shopee Việt Nam.
Ông Nguyễn Thái Bình, Giám đốc Vận hành, Shopee Việt Nam.

Theo ông Bình, đây là nhu cầu hết sức chính đáng của người mua. Theo đó, sức mua “khủng” và liên tục tăng trưởng trong mùa siêu khuyến mãi cuối năm đang đặt ra thách thức cho các sàn giao dịch điện tử về vấn đề hạ tầng. Để đảm bảo công tác vận hành và giao nhận hàng hóa an toàn, nhanh chóng, vừa qua, Shopee đã đưa vào vận hành kho hàng thứ ba của mình tại Việt Nam sau hai kho đã đi vào vận hành trước đó ở Quận 7, TP.HCM và Quận Long Biên, thành phốHà Nội. Không chỉ gia tăng mức độ tự động hóa, kho còn được tích hợp hệ thống quản lý chuyên biệt để truy cứu vị trí hàng hóa ngay từ khi người mua đặt đơn hàng. Quy trình di chuyển theo chuyến của kho có thể đưa hàng đến người giao hàng một cách hợp lý nhất, tiết kiệm thời gian chờ và chi phí vận hành.

Thống kê sau những mùa siêu khuyến mãi cuối năm thời gian qua cho thấy, trung bình, lượng đơn hàng của các sàn thương mại điện tử tăng gấp nhiều lần với bình thường. Do vậy, nhu cầu không gian lưu trữ hàng hóa của các doanh nghiệp cũng sẽ tăng rất cao. Trên toàn khu vực, các thương hiệu và nhà bán hàng sử dụng dịch vụ kho hàng của Shopee bán được nhiều hơn và vận chuyển số lượng bưu kiện nhiều hơn gấp 4 lần so với trước đây. “Hệ thống kho vận hiện đại cho phép người bán và thương hiệu phân phối với tốc độ, độ tin cậy và hiệu quả cao hơn. Đây chính là tiền đề cho việc mở rộng quy mô và phát triển của Shopee khi thương mại điện tử đang phát triển vũ bão như hiện nay” ông Bình cho biết thêm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm