FTA - Đòn bẩy cho xuất khẩu gạo
Tổng thư ký VCCI: Kinh doanh có trách nhiệm là điều cần phải làm của doanh nghiệp / Không tổ chức đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng
Lý giải về nguyên nhân, nhiều ý kiến nghiêng về thời điểm giáp hạt khiến doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó trong đàm phán. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt container rỗng và giá cước vận chuyển tăng phi mã cũng không nằm ngoài khả năng dẫn tới thực trạng trên.
Do đó, nhằm giúp xuất khẩu gạo tăng thêm sức cạnh tranh, các chuyên gia thương mại cho rằng vẫn cần nhiều hơn nữa sự chủ động từ các doanh nghiệp cũng như giải pháp linh hoạt để ứng phó và tận dụng cơ hội từ các thị trường đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.
Giảm lượng nhưng được giá
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 3/2021 đạt 450.000 tấn với giá trị 246 triệu USD, lũy kế lượng gạo xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2021 đạt 1,1 triệu tấn, giá trị đạt 606 triệu USD, giảm 30,4% về khối lượng và giảm 17,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) cho biết, nguyên nhân xuất khẩu gạo quý I/2021 sụt giảm một phần là do trùng với khoảng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, 2 tháng đầu năm là thời điểm giáp hạt, nguồn cung lúa gạo hạn chế trong khi giá lên cao nên các doanh nghiệp khó đàm phán hợp đồng xuất khẩu.
Qua tháng 3, khi vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long bước vào thu hoạch vụ Đông Xuân thì tình hình xuất khẩu khả quan hơn. Tuy nhiên, tính tổng 3 tháng đầu năm, lượng gạo xuất khẩu của doanh nghiệp giảm hơn 30% so với cùng kỳ, trong khi giá gạo xuất khẩu tăng khoảng 20%. Hai thị trường nhập khẩu nhiều nhất vẫn là Philippines và Trung Quốc.
Trong khi đó, ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) cho rằng, xuất khẩu gạo quý I sụt giảm nghiêm trọng về lượng là do tình trạng thiếu hụt container rỗng và giá cước vận chuyển tăng phi mã.
“Khách hàng vẫn có nhu cầu nhập khẩu nhưng doanh nghiệp không đặt được container để đóng hàng, việc thiếu hụt container rỗng đã đẩy giá cước vận chuyển tăng gấp 600 -700%, từ 1.000 USD/container lên 6.000 -7.000 USD/container và thiết lập luôn giá sàn mới. Với giá cước vận chuyển này, không chỉ doanh nghiệp xuất khẩu gạo mà hàng loạt mặt hàng khác cũng rất khó đàm phán với người mua. Tình trạng này kéo dài khiến nhà nhập khẩu phải cân nhắc lùi thời gian nhận hàng hoặc tìm kiếm các nguồn cung gần hơn để giảm chi phí”, ông Phạm Thái Bình lý giải.
Nhận định về vấn đề này, ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, quý I/2021 tuy lượng gạo xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng giá gạo xuất khẩu lại tăng cao bởi nhu cầu dự trữ lương thực của thế giới tăng cao đã đẩy mặt bằng chung giá gạo thế giới tăng lên. Không chỉ giá gạo Việt Nam, mà giá gạo Thái Lan, Ấn Độ nhiều thời điểm cũng tăng vượt mức kỷ lục trong những năm gần đây.
Tính đến hết quý I/2021, giá gạo Việt Nam tiếp tục giữ ở mức cao 547 USD/tấn, tăng 18,6%, tương đương mức tăng 86USD/tấnso vớicùngkỳnăm 2020.Giá gạo như hiện nay đã và đang mang lại lợi ích cho người nông dân trồng lúa.
Ông Trần Quốc Toản cũng phân tích thêm rằng: Những năm gần đây, sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam đã dần chuyển dịch, nâng cao tỷ lệ sản xuất các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao. Cùng với đó, cácdoanh nghiệpxuất khẩu gạo Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường xuất khẩu như EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ…
Đây là một trong các yếu tố đã giúp nâng cao sức cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam. Đặc biệt, gạo Việt Nam đang được các nhà nhập khẩu thu mua với giá cao do chất lượng gạo Việt Nam đã được cải thiện.
Ngoàira,Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại với nhiều quốc gia, khu vực mang tầm chiến lược như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA)vàgần đây là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA).
“Các FTA này đãgiúp thương hiệu gạo Việt Nam được biết đến nhiều hơn, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam dần được mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiêu dùng gạo cao cấp, gạo đặc sản với giá bán so với gạo trắng, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu cho gạo Việt Nam”, ông Trần Quốc Toản khẳng định.
Động lực tăng trưởng
Dự báo về xuất khẩu gạo trong quý II/2021, ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) cho rằng, xuất khẩu gạo có thể sẽ khởi sắc hơn nhờ số lượng đơn hàng có chiều hướng tăng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh