Gạo Việt đã xuất khẩu đi hơn 150 thị trường, cơ hội tiếp tục rộng mở
35,46 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam năm 2018 / 3 tỉnh Tây Nguyên triển khai ứng dụng Grab taxi
Nhiều tín hiệu lạc quan
Lượng hàng năm của nước ta chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Hiện nay, gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, bên cạnh thị trường truyền thống đã từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu vào các nước châu Mỹ, Trung Đông…Sản phẩm gạo trắng cao cấp và gạo thơm đã bước đầu thâm nhập vào thị trường khó tính, giúp sản phẩm gạo Việt Nam từng bước hiện diện trên khắp thế giới.
Năm 2018 là dấu mốc đáng kể với ngành sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam, với kim ngạch gia tăng đến 20%, tăng cả giá trị và sản lượng. Xuất khẩu gạo của Việt Nam đã duy trì xu hướng tích cực ngay từ đầu năm nhờ tín hiệu nhập khẩu trở lại từ nhiều thị trường, theo cả hợp đồng tập trung và hợp đồng thương mại.
Năm 2018 với nhiều tin vui cho sản xuất lúa gạo. |
Hạt gạo Việt Nam cũng đã bước đầu thâm nhập được các thị trường yêu cầu chất lượng cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, EU và liên tiếp duy trì vị trí nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan. Giá gạo xuất khẩu duy trì ở mức cao góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa với mức giá cao, có lợi cho người nông dân; tăng trưởng xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao và giảm dần tỷ trọng các loại gạo chất lượng trung bình và thấp.
Cùng với đó, chính sách mới quản lý điều hành xuất khẩu gạo qua việc Chính phủ ký ban hành Nghị định số 107 ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo giúp cho việc xuất khẩu gạo dần dần được hình thành một cách hệ thống. Thể chế chính sách xuất khẩu gạo đã từng bước theo hướng tự do hóa, dần phù hợp với quy định của quốc tế, loại bỏ các rào cản gây bất lợi cho thương nhân trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.
Sản phẩm gạo chất lượng của Việt Nam đã bước đầu thâm nhập vào thị trường khó tính. |
“Về mặt thể chế, 2018 là năm có dấu ấn đặc biệt. Đây là năm đầu tiên triển khai quyết định 942 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược xuất khẩu gạo. Đây cũng là năm mà có những thay đổi đột phá về mặt cơ chế khi có Nghị định 107 thay thế 109. Qua đó, đáp ứng mong mỏi không chỉ của các doanh nghiệp mà của cả các địa phương, đặc biệt là ở khu vực ĐBSCL” - ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương nói.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Intimex Group cho rằng, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trước đây chủ yếu trông vào hợp đồng đấu thầu của Chính phủ chứ doanh nghiệp Việt Nam không giỏi về mở rộng thị trường. Nhưng nay có cơ chế mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc chủ động tìm kiếm thị trường.
“Nếu doanh nghiệp có sự phối hợp hành động, biết liên kết thì sẽ tìm được hợp đồng xuất khẩu giá tốt. Thêm cơ chế thoáng hơn cho doanh nghiệp nữa thì tạo nhiều cơ hội hơn. Với cơ chế mới mở ra nhiều hướng phát triển” - ông Đỗ Hà Nam cho biết.
Chưa chú trọng cải thiện chất lượng
Dù có những tín hiệu tích cực nhưng trong công tác điều hành xuất khẩu gạo và phát triển thị trường vẫn còn một số hạn chế. Điều nhận thấy rõ trong năm 2018 là xuất khẩu gạo thiên về bề rộng, gia tăng khối lượng, chưa chú trọng cải thiện chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả xuất khẩu.
Vẫn còn nhiều khó khăn phía trước cho sản xuất và xuất khẩu gạo. |
Thị trường xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào một số thị trường truyền thống, trọng điểm, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp với thương hiệu gạo từ Việt Nam còn thấp, nhiều thị trường bị chi phối bởi trung gian. Uy tín, năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, đàm phán ký kết thực hiện hợp đồng, xử lý tranh chấp thương mại quốc tế, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam còn hạn chế…
Đây sẽ là những vấn đề cần có giải pháp cho một năm xuất khẩu mới 2019 với nhiều chuyển động.
“Chúng ta có thể thúc đẩy về thể chế để phân định được rạch ròi giữa 2 thị trường tập trung và thị trường thương mại để chúng ta đạt được mức giá tốt nhất. Cộng đồng doanh nghiệp tăng cơ hội xuất khẩu. Xu hướng chuyển đổi ngành gạo từ cơ chế kiểm soát sang cơ chế phát triển. Các cơ quan nhà nước hay hiệp hội cũng chuyển từ hành chính sang hỗ trợ, kiến tạo phát triển để góp phần tạo cuộc chơi lớn hơn cho ngành gạo” - ông Phạm Quang Diệu, Giám đốc Công ty Agromonitor chia sẻ,
Kết quả sản xuất và xuất khẩu gạo trong năm 2018 khả quan nhưng nhiều chuyên gia cũng đã dự báo tình hình xuất khẩu trong thời gian tới có thể gặp không ít khó khăn do thay đổi chính sách nhập khẩu lương thực của một số thị trường nhập khẩu. Cùng với đó, những thách thức: đảm bảo an ninh lương thực; đáp ứng xu hướng tiêu dùng gạo chất lượng, an toàn cho sức khỏe con người vẫn còn đó.
Trong khi đó, xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu, những thay đổi trong ứng xử của các quốc gia về xuất nhập khẩu gạo cũng là những thách thức mà ngành gạo Việt Nam phải đối mặt và vượt qua. Từ đó, để khẳng định được thương hiệu, chất lượng, xứng tầm với tiềm năng của một quốc gia lợi thế về nông nghiệp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
FPT mở thêm văn phòng tại Cần Thơ
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Doanh nghiệp nước giải khát đẩy mạnh phát triển bền vững
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục biến động