Giá heo hơi ngày 15/8/2022: Chính thức đạt 70.000 đồng/kg
Kiên Giang: Đẩy mạnh sản xuất lúa chất lượng cao / Làm thế nào để gỡ khó cho trái phiếu doanh nghiệp?
Cụ thể, tại Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên giá heo hơi được thu mua với mức 70.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Nam Định giá hơi hơi ở mức 66.000 - 68.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Hà Nam giá heo hơi đang ở mức thấp nhất toàn miền 65.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 65.000 - 70.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 15/8/2022: Heo hơi phải đạt 7 triệu đồng/tạ trở lên mới có lãi? Ảnh: Bích Ngọc
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa giá heo hơi được thu mua với mức 66.000 - 68.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đắk Lắk, Bình Thuận, Lâm Đồng giá heo hơi ở mức 58.000 đồng/kg, 59.000 đồng/kg và 65.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 58.000 - 68.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Tương tự 2 miền trên, giá heo hơi tại miền Nam cũng đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Cà Mau giá heo hơi ở mức cao nhất toàn miền 70.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Tiền Giang, An Giang giá heo hơi đạt mức 67.000 đồng/kg và 68.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu giá heo hơi ở mức 60.000 - 65.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 60.000 - 70.000 đồng/kg.
Nếu như giá heo hơi tăng trở lại mức 6 - 7 triệu đồng/tạ (100kg) mang đến cho người nuôi heo niềm vui và sự tự tin để chuẩn bị cho đợt tái đàn phục vụ lễ, Tết cuối năm thì những dự báo về giá thức ăn chăn nuôi khiến người nuôi heo thêm phân vân, lo lắng. Họ lo lắng là có cơ sở, bởi với mức giá con giống và thức ăn chăn nuôi hiện tại, nếu giá heo hơi đạt mức 6 triệu đồng/tạ thì người nuôi mới đạt điểm hòa vốn, còn để có mức lãi như kỳ vọng, giá heo hơi phải đạt từ 7 triệu đồng/tạ trở lên.
Ông Nguyễn Văn Tám, chủ trang trại nuôi heo ở Phường 8, TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) than: “Nuôi heo bây giờ không biết khi nào lời, khi nào lỗ nữa. Tôi gắn bó với nghề này đã hơn 30 năm mà vẫn không sao đoán được khi nào giá lên, khi nào giá xuống dù chỉ trong ngắn hạn, chứ nói chi đến cả một chu kỳ chăn nuôi”.
Cũng theo vị chủ trang trại trên, giá heo hơi đầu năm đến nay còn có lên, có xuống, nhưng còn giá thức ăn chăn nuôi thì chỉ có lên chứ không hề xuống, nên chỉ cần giá heo hơi đi xuống một chút là người chăn nuôi rơi vào cảnh thua lỗ ngay. Nếu tính tới đợt tăng giá gần nhất thì giá thức ăn chăn nuôi đã tăng khoảng 6 lần từ đầu năm đến nay. Còn nếu so với mức giá vào cuối năm 2021 thì giá hiện tại đã tăng gấp đôi, nhưng giá heo hơi thì tăng không tương xứng. Vừa rồi cũng có đợt giá heo hơi tăng lên được đến 7,5 triệu đồng/tạ nhưng sau đó giảm lại và hiện mới nhích lên mức 6,5 triệu đồng/tạ. Mức giá này, nếu đi từ heo nái đến heo thịt thì cũng có lời ở mức khá nhưng nếu mua con giống thì mức lời cũng không còn bao nhiêu. “Giá thức ăn chăn nuôi thì chỉ có tăng, còn giá heo hơi thì biến động lên xuống bất thường khiến tôi đau đầu mấy ngày nay vì chưa biết có nên tái đàn mạnh để “đón gió” dịp cuối năm hay không nữa” - ông Tám chia sẻ.
Nhận định về thị trường thời gian qua, đại diện Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đánh giá: “Mật độ tăng giá cám quá dày đặc, tính bình quân từ đầu năm 2022 đến nay, trung bình mỗi tháng có một lần điều chỉnh tăng giá. Dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp kéo giảm vật giá, nhưng nếu giá thức ăn chăn nuôi không giảm thì giá heo hơi cũng khó giảm thêm được nữa vì hiện nay thức ăn chăn nuôi chiếm đến 80% chi phí sản xuất, giá xăng dầu chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ”.
Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi đều cho biết nguyên nhân tăng là do giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào để sản xuất liên tục tăng trong thời gian qua, nguồn nhập khẩu bị hạn chế, nếu không tăng giá sản phẩm bán ra, doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ.
Thực tế, thức ăn chăn nuôi trong nước hiện nay lại đang phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài 80 - 90%, trong đó có những nguồn không thể thay thế được trong nước như lúa mì, đậu tương, và thậm chí là bắp. Đại diện Công ty Chăn nuôi C.P Việt Namcho biết: “Chúng tôi đã từng liên kết với các vùng trồng bắp ở Sơn La, Đắk Lắk… để hỗ trợ thu mua bắp nguyên liệu, tuy nhiên chất lượng bắp sản xuất trong nước lại không đạt tiêu chuẩn, trong đó quan trọng nhất là kết quả kiểm định còn tồn dư một số độc tố trong quá trình sản xuất. Chính vì vậy việc dùng nguyên liệu trong nước để thay thế vẫn còn nhiều mặt hạn chế”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh