Thị trường

Gia Lai: 500 đồng/kg dưa hấu, nông dân khóc ròng bỏ mặc cả ruộng dưa

Vì dưa hấu có giá từ 500  - 700 đồng/kg, người dân chán nản bỏ cả những ruộng dưa đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để về quê. Trung bình, 1ha dưa hấu người dân lỗ hơn 100 triệu đồng….

Lâm Đồng: Chàng trai 8x kiếm tiền tỉ từ những chậu hoa treo / Hà Nội chú trọng phát triển bền vững doanh nghiệp tư nhân

Dân lỗ nặng vì dưa rớt giá

Hàng chục năm qua, bà con từ các tỉnh Phú Yên, Bình Định… đổ xô lên những huyện Đông Nam (thuộc tỉnh Gia Lai) thuê đất trồng dưa hấu. Năm vừa qua, giá dưa hấu tăng mạnh càng khiến cho người dân đua nhau trồng dưa.

Dưa hấu được trồng nhiều ở các huyện Ia Pa, Krông Pa, Ayun Pa, Kong Chro… Theo thống kê sơ bộ, vụ Đông Xuân 2019-2020, chỉ riêng huyện Ia Pa và Krông Pa đã trồng hơn 1.000 ha dưa hấu.

Hàng ngàn diện tích dưa hấu của bà con chủ yếu phục vụ cho thị trường Trung Quốc. Chính vì vậy, khi dưa hấu không xuất sang được Trung Quốc đã khiến giá rớt thê thảm chỉ từ 500 – 700 đồng/kg.

Có mặt tại cánh đồng dưa hấu thôn Quyết Thắng (xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa, Gia Lai) chúng tôi chứng kiến, trên những cánh đồng dưa là khuôn mặt chán nản, buồn bã. Những đống dưa hấu sắp dài cả cây số đang chờ thương lái đến bốc…

Dưa hấu sắp hàng dài ngoài đồng chờ thương lái đến mua
Dưa hấu sắp hàng dài ngoài đồng chờ thương lái đến mua.

Cầm quả dưa nặng gần 3kg, anh Nguyễn Thanh Phúc (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, Bình Định) nói: “Một quả dưa lớn này, tôi bán nhập với giá 1 ngàn đồng cho các thương lái thì còn gì lời nữa. Vì giá năm trước cao nên năm này tôi đã cắm nhà để vay 250 triệu đồng và thêm tiền vốn của gia đình khoảng 250 triệu đều đổ hết vào ruộng dưa gần 3ha. Trung bình mỗi ha dưa tôi đầu tư hết khoảng 150 – 180 triệu đồng. Sau ba tháng chăm sóc, mỗi ha thu được khoảng 40 – 50 tấn, nhưng với giá 500 đồng thì chỉ khoảng 20 - 30 triệu đồng/ha. Nếu tính ra gia đình lỗ mỗi 1ha khoảng 130 triệu đồng”.
Với giá 500 đồng/kg, người dân lỗ hơn 100 triệu/ha.
Với giá 500 đồng/kg, người dân lỗ hơn 100 triệu/ha.
“Năm trước tôi đều bán với giá khoảng 6.000 đồng/kg dưa hấu. Nhưng nay dưa hấu chỉ còn 500 đồng/kg nên tôi cũng chả buồn thu hoạch. Vì thương lái đã đặt cọc 100 triệu đồng nên họ mới vào bốc. Nếu không có ai mua, tôi cũng bỏ cả ruộng dưa để về nhà tìm việc làm khác kiếm tiền chuộc lại nhà cửa đang cắm trong ngân hàng…”, anh Phúc chán nản nói.
Giá quá thấp, nhiều hộ đã bỏ cả đồng dưa. Mặc cho thương lái đã đặt cọc trước đến tự thu hái và đưa đi tiêu thụ.
Giá quá thấp, nhiều hộ đã bỏ cả đồng dưa. Mặc cho thương lái đã đặt cọc trước đến tự thu hái và đưa đi tiêu thụ.

Bà Nguyễn Thị Dung (thương lái) cho biết: “Vì năm trước giá cao nên đầu vụ tôi đã đặt cọc 200 triệu cho 2ha ở ruộng dưa của nhà anh Quốc (tại xã Ia Sao, Ayun Pa). Tuy nhiên, khi dưa mất giá thì chủ vườn đã bỏ ruộng về quê. Chính vì vậy, tôi đã bỏ thêm 50 triệu nữa để tự thuê nhân công và xe tải đến cắt ruộng dưa nhằm đưa bán thị trường trong nước, hy vọng có thể kiếm lại tiền gốc đã đặt cọc”.

Nước mắt đồng dưa”

Những ruộng dưa hấu đã đến thời gian thu hoạch đều được người dân ghim lại chờ giá cao lên. Anh Trần Quốc Biển (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, Bình Định) đã bỏ hơn 40 triệu để thuê 2ha đất tại tổ 8 (thị trấn Phú Cần, Krông Pa) để trồng dưa. Bắt đầu từ tháng 11 dương lịch, anh Biển đã cùng người vợ và đứa con 1 tuổi của mình đến che một chiếc lều nhỏ giữa rừng để trồng dưa.

Anh Biển tâm sự: “Vì hoàn cảnh khó khăn nên tôi đã cùng gia đình lên trồng dưa. Ngày tết nguyên đán, gia đình vẫn cắm ở ruộng dưa để trông nom và chăm sóc. Vì sống trong những chiếc lán tạm bợ bằng bạt nên đêm về đứa con 1 tuổi khóc thét liên tục vì lạnh. Lúc đó, ngoài chăn tôi còn phải lấy thêm chiếc áo ấm của mình để ủ cho vợ và con. Vậy là giờ dưa rẻ như vậy nên gia đình đang ghim lại khoảng chục ngày để xem giá có cao lên mới gọi thương lái vào hái.”.

May mắn hơn những người trồng dưa tại các huyện Đông Nam Gia Lai, anh Võ Quốc Việt (Tuy An, tỉnh Phú Yên) đã thuê 2ha tại thôn Brong (xã Ia Mlá, huyện Krong Pa, Gia Lai) để trồng loại dưa tròn phục vụ cho thị trường trong nước. Anh Việt cho biết: “Hầu như bà con đều trồng loại dưa dài để phục vụ cho thị trường Trung Quốc. Loại dưa này nếu trồng số lượng lớn thì lợi nhuận rất cao và dễ bán. Nhưng tôi lại trồng loại dưa tròn nhằm phục vụ thị trường trong nước nên trồng ít. 1ha trước tôi đã cắt bán trước tết với giá 6.000 đồng. Giờ đây, còn 1ha nữa thì bán với giá 2.000 đồng/kg để thu lại vốn.”.
Dưa rớt giá thê thảm, 500 đồng/kg.
Dưa rớt giá thê thảm, 500 đồng/kg.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Quang Huy (Chủ tịch xã Ia Mlá, huyện Krông Pa) cho biết: “Theo số liệu thống kê ban đầu, trên địa bàn xã có trên 107ha trồng dưa hấu. Đa số người dân đều từ các tỉnh lên vùng này thuê đất làm dưa. Mỗi ha được người dân bản địa cho thuê là 20 - 30 triệu đồng/ha/3 tháng. Hiện nay giá dưa đang rẻ nên bà con cũng đang ghim chưa dám bán. Xã cũng định thu tiền nước tưới nhưng thấy dưa rớt giá, dân lỗ nặng nên cũng đã quyết định miễn luôn cho bà con.”.
Vì lượng dưa dài không xuất đi được thị trường Trung Quốc nên kéo theo giá dưa tròn trong nước đi xuống
Vì lượng dưa dài không xuất đi được thị trường Trung Quốc nên kéo theo giá dưa tròn trong nước đi xuống.
Ông Đinh Xuân Duyên (Trưởng phòng NN&PTNT huyện Krông Pa) cho biết thêm: “Hầu hết chủ dưa là ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định lên thuê đất trồng. Đây là hình thức người dân tự phát. Dưa hấu trồng chủ yếu bán cho thương lái chở đi Trung Quốc. Vì thế, khi thị trường Trung Quốc bế tắc thì người trồng dưa điêu đứng. Hiện chúng tôi đang rà soát lại tổng diện tích dưa hấu trên địa bàn và tình hình thiệt hại của bà con”.
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm