Giá vàng ngày 6/7/2023: Đảo chiều giảm mạnh
EWEC Đà Nẵng 2023: Đã có nhiều doanh nghiệp quốc tế đăng ký tham dự / Làm sao để bảo vệ quyền lợi khách hàng tham gia bảo hiểm?
Giá vàng ngày 6/7/2023: Đảo chiều giảm mạnh. Ảnh: Reuters
Giá vàng hôm nay giảm mạnh sau khi biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố. Cụ thể, báo cáo cho thấy các quan chức Fed vẫn giữ quan điểm “diều hâu” về chính sách tiền tệ và báo hiệu rằng sẽ tiếp tục tăng lãi suất ngay cả khi đã quyết định tạm dừng vào tháng trước.
Biên bản cho biết, hầu hết tất cả các thành viên ủy ban “đánh giá rằng việc tăng thêm lãi suất quỹ liên bang mục tiêu trong năm 2023 là phù hợp”.
Mặc dù vàng đang bị kỳ vọng lãi suất đè nặng, nhưng các chuyên gia cho rằng, nhu cầu cao từ các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục kìm hãm đà giảm của kim loại quý này.
Theo báo cáo mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nhu cầu vàng chưa từng có trong nước tiếp tục tác động đến dự trữ chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ khi ngân hàng trung ương đã bán một lượng đáng kể kim loại quý này vào tháng 5, đi ngược lại xu hướng phổ biến trên thị trường.
Krishan Gopaul, nhà phân tích cấp cao của WGC, cho biết lạm phát tăng cao là lý lo khiến nhu cầu trú ẩn an toàn trong nước tăng cao và ngân hàng trung ương đã buộc phải bán vàng để đáp ứng nhu cầu trong nước trong bối cảnh chính phủ thực hiện các bước hạn chế nhập khẩu vàng để kiểm soát thâm hụt thương mại.
Gopaul nói rằng, mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ quyết định bán ra để đáp ứng nhu cầu trong nước, nhưng xu hướng mua vào của các ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục và các hoạt động mua vàng vững chắc đó sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng trong suốt năm 2023.
Trong tháng 5, một số ngân hàng trung ương tiếp tục đẩy mạnh mua vào. Cụ thể, Ngân hàng Quốc gia Ba Lan đã tăng dự trữ thêm 19 tấn. Các giao dịch mua mới nhất đẩy dự trữ vàng của Ba Lan lên mức cao kỷ lục 263 tấn. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng duy trì mua thêm vàng tháng thứ bảy liên tiếp, tăng dự trữ thêm 16 tấn. Ngân hàng Trung ương Singapore mua 4 tấn vàng. Ngân hàng trung ương của Ấn Độ, Cộng hòa Séc và Cộng hòa Kyrgyzstan lần lượt tăng dự trữ vàng thêm 2 tấn.
Douglas Groh, Đối tác quản lý tại Sprott, cho biết: "Các ngân hàng trung ương đang mua vàng vì muốn đa dạng hóa nguồn dự trữ khỏi đồng USD. Đó sẽ là một xu hướng đang diễn ra. Nó không chỉ diễn ra trong năm 2023. Nhu cầu của ngân hàng trung ương thực sự đẩy giá vàng lên cao”.
Trên thị trường trong nước, giá kim loại quý được niêm yết cụ thể như sau: Tập đoàn Vàng Bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,350 triệu đồng/lượng (mua vào) và 66,950 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 66,370 triệu đồng/lượng (mua vào) và 66,930 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 66,350 triệu đồng/lượng (mua vào) và 66,970 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 66,450 triệu đồng/lượng (mua vào) và 67,050 triệu đồng/lượng (bán ra).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Giảm thuế 15% với ngưỡng doanh thu 3 tỷ đồng khó mang lại hiệu quả thực tế