Hà Nội: Thực hiện vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng 6,3%
Ra mắt giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ / Nông, lâm, thủy sản xuất siêu 9,3 tỷ USD
Nhờ thực hiện quyết liệt các giải pháp, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 10 trên địa bàn Thủ đô ước tính đạt 5.191 tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, ngân sách Nhà nước cấp Thành phố thực hiện 1.753 tỷ đồng, lần lượt tăng 0,8% và tăng 8,3%; ngân sách Nhà nước cấp huyện 3.274 tỷ đồng, tăng 2,5% và tăng 24,9%; ngân sách Nhà nước cấp xã 164 tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Tính chung 10 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý đạt 38,8 nghìn tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước và đạt 66,6% kế hoạch năm 2023; trong đó, ngân sách Nhà nước cấp Thành phố thực hiện 15,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% và đạt 60,5%; ngân sách Nhà nước cấp huyện 22,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% và đạt 70,9%; ngân sách Nhà nước cấp xã 1,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2,9% và đạt 76,5%.
Đặc biệt, Dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô, là tuyến đường lớn và quan trọng bậc nhất dài 112,8 km (gồm 103,1 km đường vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long). Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).
Dự án được chia thành 7 dự án thành phần, có tổng mức đầu tư dự kiến cho giai đoạn 1 khoảng 85,8 nghìn tỷ đồng. Ngày 25/6/2023, tuyến đường vành đai 4 Vùng Thủ đô đã khởi công tại 3 địa phương (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh).
Đến nay, dự án đã bàn giao mặt bằng đạt 82%, tỷ lệ mặt bằng có thể triển khai thi công là 68,5%; trong đó, thành phố Hà Nội bàn giao 81%; Hưng Yên 83,4%; Bắc Ninh 83,4%. Hiện nay, dự án đã đồng loạt thi công tại 29 điểm, dự kiến hoàn thành cơ bản trong năm 2026 và đưa vào khai thác năm 2027.
Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1) có chiều dài 2.274 m, mặt cắt ngang 50 m. Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa) và điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình). Mức đầu tư giai đoạn 1 dự án là 7.211 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố; trong đó, chi phí xây dựng 627 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 5.818 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã giải ngân 21,8% kế hoạch vốn.
Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai, cải tạo 21,7 km đoạn nút giao Ba La, quận Hà Đông đến thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ. Dự án nâng cấp thành 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h, chiều rộng nền đường được mở 50m - 60m góp phần hoàn chỉnh trục đường hướng tâm kết nối Quốc lộ 21A đường Hồ Chí Minh và tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô. Tổng vốn đầu tư dự án 8,1 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách Thành phố; trong đó trên 5,1 nghìn tỷ đồng giải phóng mặt bằng; 2,9 nghìn tỷ đồng chi phí xây dựng, mua sắm thiết bị. Thời gian thi công toàn dự án từ năm 2022 đến năm 2027. Hiện dự án đã giải ngân đạt 4,7% kế hoạch vốn.
Dự án tuyến đường cao tốc Đại Lộ Thăng Long, đoạn nối từ Quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình, với chiều dài 6,7 km, điểm đầu kết nối giữa cao tốc Đại Lộ Thăng Long với Quốc Lộ 21, xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, điểm cuối kết nối với đường Hòa Lạc, Hòa Bình. Đường có mặt cắt ngang từ 120m - 180m. Tổng mức đầu tư toàn dự án 5.249 tỷ đồng, đã giải ngân đạt 3,2% kế hoạch vốn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng