Hà Tĩnh: Nuôi ruồi lấy trứng... kiếm vài chục triệu đồng mỗi tháng
Thái Nguyên: Nuôi ba ba sắm xe hơi, xây nhà lầu / Tiền Giang: Làm giàu từ thanh long
Ông Bùi Khoa Giáo cho biết: “Để nuôi loại côn trùng này, tôi đã tận dụng khu đất trống trước đây trồng hoa màu để “làm nhà” cho ruồi lính đen.
Ngày mới nuôi, tôi mua 100g trứng giống từ miền Nam về, ấp khoảng 3 ngày là trứng bắt đầu nở, vòng đời phát triển của ruồi khoảng 30 – 45 ngày. Sau lứa nuôi đầu tiên, tôi thu về 250kg ấu trùng”.
Ruồi lính đen được nuôi trong chuồng lưới, có diện tích từ 6m2 trở lên
Ruồi lính đen mang lại nhiều lợi ích kinh tế, ấu trùng của chúng làm thức ăn giàu dinh dưỡng cho chăn gia cầm, thủy sản... Loài này còn được sử dụng để xử lý chất thải trong nông nghiệp, sau khi phân hủy rác hữu cơ, ruồi lính đen để lại phân, tạo ra nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng. Trứng của ruồi lính đen khi nở thành nhộng sẽ tạo ra nguồn thức ăn hữu ích trong chăn nuôi.
Thức ăn của ruồi lính đen rất đa dạng, có thể tận dụng các loại phế phẩm trong nông nghiệp như: xác đậu nành, cám gạo, các loại rau củ quả hỏng…
Ấu trùng ruồi được nuôi trong các ô đã lót bạt, mỗi ô là một vòng đời từ trứng thành ấu trùng rồi sang nhộng và lột xác thành ruồi.
Ông Giáo cho biết, một ngày, ruồi tiêu thụ khoảng 40kg rau củ quả các loại; ấu trùng ăn liên tục ngày đêm không ngừng nghỉ, càng ăn chúng càng lớn nhanh và chuyển thành nhộng.
Khoảng 12 - 15 ngày, nhộng chuyển sang giai đoạn làm kén và trở thành ruồi trưởng thành. Ruồi trưởng thành khoảng 7 ngày và chúng sinh sản liên tục trong 2 ngày sau đó sẽ chết.
Khu vực nuôi ruồi bố, mẹ được ông Giáo đặt những thanh gỗ mỏng để cho ruồi đẻ trứng
Chuồng nuôi ruồi lính đen của ông Giáo được bố trí khoa học từ khu vực ấp trứng, nuôi nhộng, cho đến khu vực để ruồi bố mẹ sinh sản.
"Ruồi lính đen rất dễ nuôi, không cần vệ sinh chuồng trại, chỉ cần giữ độ ẩm chuồng nuôi tốt là đảm bảo đàn ruồi sinh sôi cực nhanh.
Hơn nữa, nuôi ruồi lính đen không có rủi ro, chúng phát triển mạnh ở nhiệt độ cao, do đó, mùa nắng ruồi sinh trưởng tốt hơn mùa mưa", ông Giáo cho biết.
Mỗi ngày, số ruồi lính đen của ông Giáo cung cấp gần 60g trứng...
Hiện tại, sau gần 1 năm nuôi (từ tháng 8/2019 đến nay) ông Giáo vẫn duy trì tốt số lượng ban đầu và thu về gần 2kg trứng/tháng. Trứng ruồi lính đen có giá từ 10 - 20 triệu đồng/kg tùy từng thời điểm.
...và hơn 5kg nhộng.
Ngoài ra, mỗi ngày, ông Giáo còn cung cấp hơn 5kg nhộng cho các hộ nuôi gà, chim cảnh... với giá 50 nghìn đồng/kg.
Để tận dụng nguồn thức ăn từ ấu trùng ruồi, ông Giáo đã đầu tư chuồng trại nuôi thêm 1.000 con gà, vịt.
Tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, ông Giáo đã đầu tư nuôi thêm gà và vịt.
“Có được nguồn ấu trùng cho gà, vịt ăn thì mình giảm được lượng lớn thức ăn công nghiệp (khoảng 40-50%). Ngoài ra, do ấu trùng ruồi rất giàu đạm, canxi nên gà, vịt ăn vào có sức đề kháng tốt”, bà Nguyễn Thị Xuân - vợ ông Giáo chia sẻ.
"Thời gian tới, tôi tiếp tục nghiên cứu tăng số lượng đàn ruồi và cải tạo hệ thống chuồng trại, học hỏi thêm kinh nghiệm sản xuất nhằm cho ra sản phẩm nhộng ruồi lính đen chất lượng tốt hơn nữa để phục vụ chăn nuôi, tiếp tục cải thiện thu nhập cho gia đình” - ông Giáo chia sẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025