Hàng hóa dự trữ tăng đến 500% sẵn sàng đáp ứng người dùng
Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), tại các hệ thống phân phối lớn, nguồn hàng hóa dự trữ phục vụ cho giai đoạn phòng chống dịch tăng mạnh so với trước đó.
HOSE trong ngày đầu vận hành hệ thống mới: Hơn 1 triệu lệnh được thực hiện, không bị tắc nghẽn / Kinh tế Việt Nam năm 2021: Làm gì trên ‘6 bậc thang’ còn lại?
Tại các chuỗi siêu thị lớn, nguồn hàng dự trữ vẫn được duy trì trong giai đoạn chống dịch.
Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động xây dựng các phương án ứng phó để sẵn sàng cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường theo các cấp độ diễn biến của dịch COVID-19.
Vụ Thị trường trong nước cho biết, Bộ Công Thương đã chỉ đạo, phối hợp với các doanh nghiệp phân phối lớn để có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết hoặc hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch; đề nghị các doanh nghiệp phân phối cam kết bình ổn giá hàng hóa thiết yếu, bảo đảm nguồn cung hàng hóa trong hệ thống phân phối, nhất là tại địa phương có dịch bệnh.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp phân phối lớn để nắm thông tin nguồn cung hàng hóa trong hệ thống các siêu thị nhằm bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu.
Tại các chuỗi siêu thị lớn, nguồn hàng dự trữ vẫn được duy trì trong giai đoạn chống dịch tăng từ 150 - 500% so với thông thường. Hàng hóa đa dạng và giá cả duy trì ổn định, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tăng lên của người dân.
Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng các địa phương, doanh nghiệp đã chủ động xây dựng phương án bảo đảm cung cầu hàng hóa, lưu thông, tiêu thụ nông sản ứng phó với các mức độ của dịch COVID-19.
Do đó, nguồn cung hàng hóa cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân, thị trường không có hiện tượng tăng giá đột biến, việc tiêu thụ nông sản thuận lợi, không có hiện tượng ùn ứ nông sản như giai đoạn trước.
Theo các chuyên gia thương mại, tuy dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp nhưng tâm lý mua sắm hàng hóa của người dân tương đối bình tĩnh, không có hiện tượng người dân đổ xô đi mua hàng hóa tích trữ.
Tại các địa phương có dịch bệnh, hoạt động thương mại vẫn diễn ra bình thường; tình hình hàng hóa trên thị trường cơ bản ổn định; nguồn cung hàng hóa vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người dân, giá cả ổn định, không xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
Đáng lưu ý, trước khó khăn trong tiêu thụ nông sản trong vùng dịch, Bộ Công Thương đã kết nối các doanh nghiệp phân phối lớn phối hợp với các địa phương (thông qua Sở Công Thương) để thúc đẩy tiêu thụ nông sản có sản lượng lớn, đã thu hoạch nhưng gặp khó khăn về thị trường; đồng thời tiếp tục bám sát, hướng dẫn địa phương để có phương án hỗ trợ kịp thời, hạn chế tồn ứ nông sản, đảm bảo lưu thông thông suốt, nông sản không bị ách tắc do khâu lưu thông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kiến nghị xây dựng quy trình thủ tục đầu tư đặc biệt theo các bước
Năm 2025, ngành nông nghiệp tăng tốc
Tỷ giá ngoại tệ ngày 2/1/2024: Giá USD tăng nhẹ
Giá vàng ngày 2/1/2025: Bật tăng mạnh, SJC chạm ngưỡng 84,8 triệu đồng mỗi lượng
Giảm thuế giá trị gia tăng đối với nhiều nhóm hàng hóa
Lý do Obagi thu hồi một số sản phẩm
Cột tin quảng cáo