Hành vi mua sắm của người tiêu dùng thay đổi như thế nào trong dịp Tết 2021?
Nguồn cung hàng hoá thiết yếu vẫn khá dồi dào sau Tết Nguyên đán / Kiểm soát chặt thị trường hàng hóa cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 và lan rộng trên toàn cầu đã có tác động vô cùng lớn đến nền kinh tế của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Cho đến thời điểm hiện tại, khi Tết Dương lịch và Tết âm lịch đang cận kề thì dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa được khống chế một cách triệt để.
Dịp lễ Tết hằng năm là thời điểm nhu cầu mua sắm ở mức cao nhất. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo mùa mua sắm dịp Tết năm nay người tiêu dùng sẽ có nhiều thay đổi trong hành vi mua sắm của mình.
Mua sắm trực tuyến sẽ ngày càng phổ biến
Theo số liệu từ Google cho thấy, khoảng 44% khách hàng Việt đã thực hiện mua sắm trực tuyến những mặt hàng mà trước đây họ thường mua tại các cửa hàng. Chính vì vậy, việc tiếp cận và tương tác với khách hàng trên các nền tảng trực tuyến giờ đây đã trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp hơn là một kênh phụ trợ như trước đây. Do đó, thay vì việc phải tất bât đến mua sắm tại các cửa hàng và các trung tâm thương mại mà người tiêu dùng đang có xu hướng thực hiện tất cả trên nền tảng trực tuyến.
Bên cạnh đó, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của Internet nói chung và mua sắm trực tuyến nói riêng, thị trường nông thôn Việt Nam đang cho thấy tiềm năng khai thác rõ rệt. Báo cáo Vietnam’s Search for Tomorrow 2020 của Google cho biết, có tới 77% người dùng tại nông thôn sử dụng mạng Internet, trong đó số người lên mạng hàng ngày đạt mức 91%.
Cũng có khoảng 45% người tiêu dùng nông thôn sử dụng các công cụ tìm kiếm để thu thập thông tin về sản phẩm và đưa ra quyết định mua sắm. Có thể thấy, Internet đã trở thành cầu nối giúp người tiêu dùng tại những khu vực bên ngoài các thành phố lớn tiếp cận dễ dàng hơn với những mặt hàng phù hợp với nhu cầu và mong muốn của họ.
Thay vì việc phải tất bât đến mua sắm tại các cửa hàng và các trung tâm thương mại mà người tiêu dùng đang có xu hướng thực hiện tất cả trên nền tảng trực tuyến.
Thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm tối đa trong việc mua sắm Tết
Có thể thấy với tình hình kinh tế ảnh hưởng tiêu cựu bởi dịch bệnh như hiện nay thì người tiêu dùng Việt sẽ trở nên nhạy cảm hơn trong vấn đề chi tiêu và mua sắm trong dịp Tết 2021.
Bà Louise Hawley - Tổng giám đốc Nielsen Việt Nam - cho biết: theo báo cáo thị trường năm 2019 của Nielsen, độ co giãn về giá của Việt Nam là âm 2, cao nhất so với các nước lân cận trong khu vực Đông Nam Á. 80% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ nhận thức và biết rõ khi giá thay đổi. Cũng theo bà Louise Hawley, Việt Nam là một thị trường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi khuyến mãi. 56% doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ chương trình khuyến mãi, tuy nhiên, hiệu quả bởi khuyến mãi chỉ có 29%, con số này rất thấp so với mặt bằng chung của toàn cầu là 50%.
Mặt hàng thiết yếu và vấn đề về sức khỏe sẽ “lên ngôi” trong dịp Tết 2021
Trong dịp Tết, người tiêu dùng Việt thể hiện rõ nhu cầu cao hơn đối với các mặt hàng thiết yếu. Theo Sở Công thương Hà Nội, cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán 2021, hoạt động kinh doanh thương mại sẽ rất sôi động, nhu cầu mua sắm sẽ tăng từ 3 - 20% theo từng nhóm hàng. Ngoài ra, số liệu từ Capgemini cũng cho biết có tới 52% người tiêu dùng tham gia khảo sát cho biết họ có xu hướng mua sắm nhiều đồ dùng thiết yếu hơn là những mặt hàng cao cấp. Đồng thời, vấn đề sức khỏe cũng sẽ chiếm ưu thế trong lựa chọn mua sắm của khách hàng sau khoảng thời gian dài ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Cũng theo báo cáo Vietnam’s Search for Tomorrow 2020 do Google phát hành, có tới 62% người dùng Việt Nam ưu tiên lựa chọn những đồ uống nhanh nhưng cũng có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, so với năm ngoái lượt tìm kiếm cho thực phẩm hữu cơ tăng 30%, sản phẩm ít đường tăng 100% và bia không cồn tăng tới 250%. Như vậy, yếu tố an toàn và tốt cho sức khỏe đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn và quyết định mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo