Thị trường

Hành vi người tiêu dùng là ‘kim chỉ nam’ của kinh tế nền tảng

Sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng và liên tục của kinh tế nền tảng đòi hỏi những những chính sách kịp thời và cần đi theo hành vi người tiêu dùng.

Bẫy tín dụng đen bùng phát / Việt Nam - Trung Quốc ký kết thỏa thuận truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư cùng sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, các nền tảng đã tạo ra sự thay đổi lớn trong nhiều mặt của đời sống xã hội, tạo ra một không gian mới để con người kết nối với nhau.

Theo Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) Nguyễn Đức Thành, sau khủng hoảng dotcom vào năm 2000, thế giới bước sang một giai đoạn mới mà tại đó, người tiêu dùng trên diện rộng có thể phản hồi lại các sản phẩm, đánh giá, hay là tích điểm, ghi điểm.

Tiếp đó, dựa trên một hệ thống công nghệ, người dùng cũng có thể tham gia trực tiếp vào việc cung ứng sản phẩm.

Youtube là một ví dụ khi được tạo ra là một nền tảng giúp chính những người dùng có thể tạo ra video, cung cấp sản phẩm cho những người dùng khác.

Hành vi người tiêu dùng là ‘kim chỉ nam’ của kinh tế nền tảng
Các nền tảng mới đang thay đổi nhiều khía cạnh cuộc sống của con người, giúp người dùng mở rộng không gian giao tiếp, mua sắm, sử dụng dịch vụ.

Ông Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc DTT Group, người tham gia xây dựng nhiều chính sách liên quan đến công nghệ thông tin, cho rằng kinh tế nền tảng tồn tại ngay cả trong thời chưa có kỹ thuật số. Tất cả nhà cung cấp điện, đường, trường, trạm đều có thể gọi là những người cung cấp nền tảng.

Khi đó, kinh tế diễn ra 2 chiều và phát triển chiều thứ 3 khi kinh tế số xuất hiện, giúp các đối tượng tương tác với nhau tại chiều không bắt buộc đi qua biên giới.

Chiều kinh tế thứ 3 đã phá bỏ không gian địa lý, giúp người dùng có thể liên kết với nhau và không nhất thiết phải ở cùng một địa điểm mới có thể sử dụng dịch vụ.

“Ví dụ như Grab liên kết trong giao thông, trong lĩnh vực tài chính là việc cho vay ngang hàng. Sự liên kết này đều đến từ nhu cầu của người dùng”, ông Trung phân tích.

Tương lai sẽ có thêm nhiều nền tảng chứ không chỉ dừng lại như hiện nay. Với các nước đi trước, có bàn đạp lớn, họ đẩy nhanh ra không gian 3 chiều, nắm được nhiều phần nền tảng của thế giới.

 

Dù Việt Nam đang nắm số lượng ít nền tảng, ông Trung đánh giá cơ hội còn rất nhiều khi các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể học mô hình của các nước đã có để áp dụng vào và rõ ràng đang học rất thành công.

“Sẽ có những thứ mà Việt Nam có thể làm hơn các nước khác nếu biết dựa vào nền tảng hai chiều hiện nay như 100 triệu dân hay vị trí địa lý”.

Không ít người cảm thấy bối rối với các vấn đề công nghệ nhưng theo ông Trung, xét về cơ bản, công nghệ chỉ đơn giản là phục vụ như cầu người dùng.

“Công nghệ không nghĩ ra được nhu cầu. Người dùng bảo cần gì thì chúng tôi sẽ đi tìm giải pháp và vì vậy, chúng tôi là đối tượng khá bị động”.

Các nhà làm chính sách được cho rằng cần tỉnh táo, nếu chạy theo công nghệ thì sẽ có rất nhiều trường hợp sai, thất bại và chỉ có một hoặc một vài trường hợp đúng. Do đó, ông Trung nhận định cần quay lại nhìn từ góc độ người tiêu dùng, dựa trên một điều bất biến là hành vi người tiêu dùng.

 

Người dùng cũng sẽ là người cung cấp dữ liệu cho các nền tảng, góp phần tạo ra những mô hình kinh tế có thể đem lại doanh thu. Tuy vậy, để những nguồn dữ liệu này trở thành dữ liệu lớn, mang lại giá trị còn cần sự thống nhất, đồng bộ trong thời gian tới.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm