Hậu COVID-19: "Lối đi" nào cho du lịch Việt Nam
Thừa Thiên Huế: Nhiều giải pháp phục hồi, kích cầu du lịch hậu Covid-19 / Bà Rịa - Vũng Tàu: Nuôi tôm trên ruộng muối mang lại hiệu quả kinh tế cao
Do đại dịch COVID-19, Việt Nam ghi nhận lượng khách du lịch giảm 98% trong tháng 4 so với cùng kỳ năm 2019. Tuy vậy, việc thành công trong việc chống dịch khi chỉ có 300 trường hợp mắc bệnh và không có trường hợp tử vong đang giúp ngành du lịch Việt dần hồi sinh.
Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên trong các nước Đông Nam Á bắt đầu hồi phục lại nền kinh tế sau đại dịch. Nhưng với lệnh cấm vẫn còn hiệu lực với khách nước ngoài, và tình trạng nhiều thị trường du lịch lớn vẫn đang trong tình trạng cách ly, các resort và khách sạn đang tung ra các gói cước siêu rẻ để thu hút khách du lịch địa phương.
Với thành công trong việc chống dịch, Việt Nam đang đi trước các quốc gia khác trong khu vực.
"Các công ty du lịch tập trung vào phục vụ du khách nước ngoài sẽ gặp rắc rối trong một thời gian dài. Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi có thể tập trung vào thị trường Việt Nam. Nhưng đây là một bài toán khó, vì không phải tất cả người Việt Nam đều hứng thú với những gì mà chúng tôi đưa ra", Tổng giám đốc Mango Bay Resort, Ronan Le Bihan cho hay. Ông cho rằng các khu nghỉ dưỡng cần phải điều chỉnh để phù hợp với thị hiếu thị trường.
Một chiến dịch kích cầu du lịch mới được phát động với mục đích giới thiệu các gói sản phẩm và dịch vụ với giá cả hợp lý. Động thái này đã đưa Việt Nam lên trước các đối thủ du lịch trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Phillippines một bước.
Nhiều khách sạn, resort đưa ra các gói sản phẩm, dịch vụ với giá cả hợp lý để thu hút du khách nội địa.
Doanh thu đến từ du lịch của Việt Nam năm 2019 là 726 nghìn tỷ VND, chiếm gần 12% GDP, nhưng trong khi chỉ có 17% trong số 103 triệu khách du lịch là người nước ngoài, và họ chi tiêu nhiều hơn một chút so với du khách trong nước.
Chủ tịch Hiệp hội Đại lý Du lịch Việt Nam, kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam,Vũ Thế Bình cho rằng để thu hút khách du lịch địa phương, các khách sạn và hãng không đã giảm giá một nửa.
"Sự phục hồi của du lịch nội địa sẽ thúc đẩy du lịch quốc tế. Sau khi chương trình kích cầu kết thúc vào giữa tháng 7, chúng tôi sẽ bắt tay vào làm một chương trình khác để quảng bá du lịch quốc tế, tùy thuộc vào tình hình của virus", ông Bình nói thêm.
Hành lang du lịch
Một lựa chọn đang được cân nhắc của Việt Nam là cùng tham gia hành lang du lịch với các quốc gia đã thành công trong việc phòng chống dịch COVID-19.
Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch Việt Nam, Ken Atkinson cho biết các quốc gia đầu tiên nên cân nhắc có thể là Australia và Newzealand - những nơi đã kiểm soát tốt Covid-19 và đang xem xét khu vực di chuyển tự do của riêng họ.
Việt Nam có thể tham gia "hành lang du lịch" với các quốc gia khác đã chiến đấu thành công với Covid-19.
"Tuy nhiên, vì Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường với nguồn du lịch nội địa lớn nhất của chúng ta, nên cần có kế hoạch mở lại du lịch với các thị trường đó ngay khi họ an toàn", William Haandrikman, tổng giám đốc của khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội cho hay.
Thị trường Châu Á sẽ là thị trường đầu tiên hồi phục hậu COVID-19, ông Haandrikman nhận định. "Chúng ta cần phải tự thay đổi để tập trung trực tiếp vào thị trường nội địa cũng như thị trường ở khu vực Châu Á", ông chia sẻ với Reuters.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025