Hòa Bình: Thanh niên xứ Mường vừa trồng vừa dấm 10.000 chai ớt bán hết veo
Nam Định: Kỹ sư về quê trồng dưa lê Hàn Quốc, bỏ túi hàng trăm triệu / Lai Châu: Ấm no, giàu có khi trồng mắc ca cho quả sai trĩu cành
Chàng thanh niên đó tên là Bùi Văn Thản (sinh năm 1983), người con của xóm Rẽ Vơng, xã Phú Lương, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, tốt nghiệp ngành dược, anh mở một quán nhỏ bán thuốc tân dược và hàng tạp hóa tại chợ trung tâm xã, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.
Bên cạnh đó, nhận thấy ớt núi ngâm dấm là một sản phẩm vùng cao đã quá quen thuộc trong mỗi bữa ăn của mọi nhà. So với những loại ớt khác thì ớt núi (người Mường còn gọi là ớt khòi) quả nhỏ, vị cay nồng nhưng không gắt, khi dấm ăn rất giòn và thơm.
Ớt núi Phú Lương là một loại cây dễ trồng, cách chăm sóc cũng đơn giản chỉ cần vãi hạt trên những hốc đá lưng chừng núi hay vườn tạm quanh nhà và bón phân chuồng là cây phát triển tốt. Thời gian thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 11, năng suất đạt khoảng 3 tấn quả/vụ. Ớt tươi sau khi thu hoạch được nhặt sạch rồi được đóng vào chai để muối.
Anh Thản chia sẻ: Trước hết là kinh nghiệm trồng ớt thì mình phải trồng chỗ râm, mát nhất. Để có chai ớt dấm chất lượng thơm ngon, hình thức bắt mắt thì phải chọn quả ớt xanh, tươi, hái về dấm luôn. Đóng chai phải đóng đúng quy trình của các cụ để lại từ xưa.
Ớt được đóng chai nhỏ 250ml, khi đóng chai ớt được trộn với muối trắng và chanh tươi, không dùng một chất bảo quản gì, sau 1 tháng là có thể sử dụng. Với cách dấm này, ớt để 1 - 2 năm vẫn vàng ươm, thơm ngon và giòn.
Chất lượng làm nên thương hiệu, sản phẩm ớt dấm với thương hiệu ớt núi Phú Lương Thương Thản của gia đình anh bán rất chạy. Thị trường tiêu thụ cũng khá rộng, ngoài thị trường trong tỉnh, sản phẩm đã nhanh chóng được quảng bá đến Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc.
Một hai năm đầu mới có khoảng 3.000 - 4.000 chai được tiêu thụ thì đến năm 2018 đã có khoảng 10.000 chai ớt dấm đến với khách hàng. Mỗi chai ớt có giá từ 30.000 - 50.000 đồng (tùy từng loại ớt quả to, quả nhỏ), đem lại thu nhập gần 100 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí.
Sản phẩm dấm ớt của anh Thản. |
Năm 2019, anh Thản dự tính nâng con số này lên khoảng 12.000 chai. Để làm được điều đó, anh đang tích cực ươm cây giống cho bà con trồng ở các dãy núi. Hiện nay, vùng nguyên liệu của anh Thản đã phát triển lên 5ha. Với giá thu mua 90.000 - 140.000 đồng/kg, không ít hộ dân ở xã Phú Lương đang đặt kỳ vọng vào cây ớt núi.
Anh Thản đang có kế hoạch thành lập HTX, xây dựng phòng đóng chai sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu ớt núi Phú Lương, mở rộng thị trường để mang sản phẩm ớt dấm an toàn chất lượng đến nhiều người hơn nữa.
Từ hiệu quả mô hình trồng và sản xuất ớt dấm đóng chai của chàng thanh niên trẻ Bùi Văn Thản, có thể khẳng định một điều rằng: Nếu tu chí làm ăn, chịu khó học hỏi và nhanh nhạy thì hoàn toàn có thể làm giàu trên chính quê hương mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kê khai sai thuế, Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 D2D bị phạt hơn 865 triệu đồng
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Giá nông sản ngày 5/11/2024: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu giữ giá