Không để thủ tục rườm rà "ngáng chân" doanh nghiệp
TP.HCM: Tổng thu ngân sách nội địa 6 tháng đầu năm thấp hơn các tỉnh Đông Nam bộ / Doanh nghiệp thu hơn 40 tỷ đồng từ Ngày hội Du lịch TP.HCM
Phản ánh của nhiều doanh nghiệp thời gian qua cho thấy, thời gian qua mặc dù các thủ tục về đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường… mặc dù đã có nhiều cải cách, song chưa được quy định thống nhất, đồng bộ, dẫn đến chồng chéo về mục tiêu, nội dung quản lý, cơ quan thẩm định, phê duyệt.
Trong số đó, thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng là chuỗi thủ tục được cho là khó khăn nhất đối với doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những nút thắt cần phải tháo gỡ nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Từng bình luận về vấn đề này với báo giới, ông Nguyễn Văn Đực – Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết, hiện nay khi xin chấp thuận đầu tư dự án, ở khâu thẩm định dự án, chủ đầu tư phải trải qua “thiên la địa võng” thủ tục và phải làm việc với rất nhiều “cửa”.
Đơn cử, để xin thẩm định 1 dự án đầu tư xây dựng tại địa phương, doanh nghiệp phải làm việc đồng thời với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên môi trường, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, UBND tỉnh, thành phố… Như vậy, chủ đầu tư phải làm việc tổng cộng với 4, 5 cơ quan một cách độc lập mà không có một cửa thống nhất, một đầu mối giải quyết.
Chính vì phải “chạy” lòng vòng qua nhiều cửa như hiện nay mà từ 1 thủ tục phải thành 5–6 thủ tục; thời gian thực hiện 1 thủ tục từ 15 ngày trên lý thuyết thành 5 – 6 tháng, thậm chí có thể lâu hơn. “Một dự án của doanh nghiệp chúng tôi chỉ xin một thủ tục là đóng bổ sung tiền sử dụng đất, đã làm việc với rất nhiều nơi (như UBND thành phố, Sở Tài nguyên môi trường…) mà đến 20 tháng nay vẫn chưa được các cơ quan chức năng giải quyết xong”, ông Đực nêu dẫn chứng.
Thủ tục hành chính còn phức tạp, rườm rà ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Văn Đực, cách đây khoảng 15 năm, thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng khá đơn giản, nhưng càng ngày thủ tục hành chính càng tăng lên, phình to ra, trong khi Chính phủ đang nỗ lực đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp.
“Nếu như 15 năm trước, thời gian từ khi doanh nghiệp nộp hồ sơ dự án đến khi được khởi công dự án trung bình chỉ mất khoảng từ 3 - 6 tháng, thì nay khoảng thời gian này đã lên đến từ 3 - 6 năm, tức tăng lên 10 - 12 lần, trong khi thời gian là tiền, là nguồn lực, thậm chí là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp xây dựng”, ông Đực cho biết.
Theo nhiều doanh nghiệp, việc thủ tục hành chính còn phức tạp, rườm rà ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, một mặt nó tạo gánh nặng cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh, thậm chí gây rủi ro cho doanh nghiệp.
Từ những khó khăn đó, thời gian qua chính quyền TP.HCM đã liên tục trong việc cải thiện, kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch là rất quyết liệt, kiên trì, đồng bộ và mang lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động doanh nghiệp.
Và gần đây nhất, UBND TPHCM đã có văn bản gửi các sở, ban, ngành, UBND 24 quận, huyện về việc đôn đốc triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid - 19.
Theo đó, UBND thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung triển khai cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025; khẩn trương ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh năm 2020. Đặc biệt, tập trung rà soát, cắt giảm triệt để các thủ tục hành chính còn chồng chéo, vướng mắc, không cần thiết trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
UBND TP yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện chủ động rà soát, phối hợp cắt giảm triệt để các thủ tục hành chính còn chồng chéo, vướng mắc, không cần thiết trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan mình; đẩy nhanh tiến độ phê duyệt hồ sơ các dự án đầu tư còn đang tồn đọng.
Cùng với đó, tiếp tục đổi mới phương thức làm việc thông qua việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, thực hiện gửi nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp chính quyền; chuyển đổi từng bước việc điều hành dựa trên giấy tờ sang điều hành bằng dữ liệu theo quy định tại Nghị định số 09/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Đẩy mạnh hình thức họp trực tuyến; đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
Mặt khác, công khai đầu mối và thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận kiến nghị của người dân và doanh nghiệp để kịp thời xử lý hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định. Ngoài ra, tổ chức tiếp nhận, xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; kiểm điểm, xử lý nghiêm khắc đối với cá nhân, tập thể vi phạm trong xử lý công vụ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương