Kiên Giang: Cá bè quỵt, đối tượng nuôi mới của ngư dân Kiên Lương
Lâm Đồng: Nghề nuôi cá thu tiền tỷ ở vùng xa Lâm Đồng / Lâm Đồng: Nuôi cá nước lạnh mang lại sự giàu có
Sở KH-CN tỉnh Kiên Giang phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Kiên Lương thực hiện đề tài khoa học “Mô hình thử nghiệm nuôi cá bè quỵt tại huyện Kiên Lương” năm 2018-2019. Sau 12 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 1,6 - 1,8 kg/con, được thương lái thu mua với giá 140 ngàn đồng/kg, ngư dân thu lãi hàng chục triệu đồng mỗi lồng nuôi 50 m3.
Huyện Kiên Lương nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Kiên Giang, có 8 đơn vị hành chính, trong đó có 2 xã đảo là Hòn Nghệ và Sơn Hải. Toàn huyện có trên 30 km bờ biển và ngư trường rộng lớn, với hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ, là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, như: du lịch biển đảo, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi cá lồng bè trên biển.
Mô hình nuôi thử nghiệm cá bè quỵt tại huyện Kiên Lương đạt hiệu quả cao, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi lồng bè trên biển. |
Nhằm xây dựng các mô hình nuôi thủy sản hiệu quả, phát triển kinh tế nông hộ, ổn định sinh kế của người dân vùng biển đảo, ngành chức năng đã lựa chọn đối tượng nuôi mới là giống cá bè quỵt để nuôi thử nghiệm. Đề tài được thực hiện trong 12 tháng (từ 6/2018 - 6/2019), ở ấp Hòn Heo, xã đảo Sơn Hải, với 2 hộ ngư dân Nguyễn Ngọc Thành và Trịnh Văn Bình tham gia. Đây là những ngư dân năng động, có điều kiện kinh tế, nhiệt tình chịu khó học hỏi, lồng bè nuôi có sẵn. Hiện nay, trên toàn xã có 111 hộ nuôi trồng thủy sản, với 410 lồng bè.
Do là đối tượng nuôi mới, nên trước khi thả giống, cán bộ kỹ thuật tổ chức tập huấn cho 30 nông dân và 1 cuộc hội thảo cho 40 nông dân, để nhân rộng cho vùng nuôi trong huyện khi mô hình ứng dụng đạt kết quả. Trong quá trình thực hiện mô hình từ khi thả giống đến lúc thu hoạch, cán bộ kỹ thuật phối hợp với hộ nuôi thường xuyên quan trắc môi trường nuôi, kiểm tra tình hình phát triển của cá…
Sau 12 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng 1,6 - 1,8 kg/con, được thương lái thu mua với giá 140 ngàn đồng/kg, ngư dân thu lãi hàng chục triệu đồng mỗi lồng nuôi 50 m3. |
Con giống được mua từ Nha Trang đam về ương vèo, kích thước giống thả từ khoảng 8-10 cm. Sau đó thuần hóa nhiệt độ và độ mặn bằng phương pháp đổ nước biển tại bè vào thùng chứa cá giống khoảng 10 phút và quan sát nếu cá bơi khỏe sẽ tiến hành thả giống. Mật độ thả 850 con/ lồng 50m3.
Ngư dân Nguyễn Ngọc Thành cho biết: “Cá bè quỵt tương đối dễ nuôi. Sử dụng thức ăn cá tạp là những loài cá nhỏ dễ đánh bắt tại vùng biển địa phương như: cá cơm, cá lâm, cá liệt.. Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như bổ sung vitamin C vào thức ăn, nhằm tăng cường sức khỏe và khả năng tiêu hóa của cá. Sau 12 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng khoảng 1,8 kg/con, tôi thu được hơn 1,4 tấn cá thương phẩm. Với giá bán 140 ngàn đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí, gia đình tôi lãi được gần 42 triệu đồng/lồng nuôi”.
Bà Nguyễn Thị Thùy Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Hải đánh giá, cá bè quỵt là đối tượng có giá trị dinh dưỡng cao, dễ nuôi, phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng biển đảo địa phương. Vì vậy, mô hình nuôi thành công sẽ góp phần rất lớn cho việc tăng sản lượng cá nuôi lồng bè của xã, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Do đó, cần tạo điều kiện để nhân rộng mô hình, đa dạng hóa đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngư dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua
Mô hình nuôi thử nghiệm cá bè quỵt tại huyện Kiên Lương đạt hiệu quả cao, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi lồng bè trên biển.