Lạng Sơn: Sức bật từ trồng cây ăn quả VietGAP
Trồng cây sơn tra giúp đồng bào vùng cao ở Yên Bái tăng thu nhập / Vĩnh Phúc: "Liều" trồng 160 cây nho Hạ Đen, mới hái đã thu 70 triệu
Chú trọng kỹ thuật
Xã Đồng Ý có nhiều thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp. Những năm trước, người dân trên địa bàn xã chủ yếu phát triển các loại cây trồng truyền thống như lúa, ngô, thuốc lá… trồng trong các lân, lũng.
Kể từ năm 2010, sau thời gian thử nghiệm, tìm kiếm thị trường, mô hình trồng cây ăn quả, đặc biệt là cây có múi (cam, quýt, bưởi…) cho thấy hiệu quả tích cực và bắt đầu được chính quyền và người dân xã Đồng Ý quan tâm phát triển.
Xác định cây có múi sẽ là một trong những cây kinh tế chủ lực, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân địa phương, xã Đồng Ý đã dành nhiều nguồn lực hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân phát triển mô hình.
Cụ thể, xã đã vận động bà con cải tạo đất trồng lúa, đất nương bãi kém hiệu quả để trồng cây ăn quả; tạo điều kiện cho các hộ gia đình tham gia các lớp tập huấn ATLĐ, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật (trung bình mỗi năm từ 2 – 3 lớp, mỗi lớp từ 30 – 50 học viên).
Các hộ trồng trọt cũng được cán bộ địa phương hướng dẫn áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây theo quy trình VietGAP, đưa những cây giống mới năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo ATLĐ cho người sản xuất.
Trồng cây có múi đang mở ra hướng đi mới cho người dân Đồng Ý
Hiệu quả vượt trội
Ông Hoàng Văn Tú – Chủ tịch UBND xã Đồng Ý, cho biết: “Để đảm bảo hiệu quả bền vững, khoa học – kỹ thuật và ATLĐ gắn với bảo vệ môi trường là yếu tố được xã chú trọng. Hàng năm, cán bộ khuyến nông xã luôn chủ động hướng dẫn người dân xuống giống đúng vụ, tuân thủ kỹ thuật, chăm sóc theo hướng sạch, an toàn”.
Theo thống kê, xã Đồng Ý hiện có gần 300 ha cây ăn quả, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là một số cây ăn quả có múi như: bưởi, cam canh, quýt với khoảng 180 ha. Còn lại là các loại như: xoài, ổi, thanh long, hồng xiêm…
Cây ăn quả được trồng tập trung ở 6/11 thôn gồm: Bó Đấy – Bó Mạ, Bó Luông, Bản Roong, Lân Páng, Pắc Yếng, Nà Giáo… thu hút hàng chục hộ nông dân tham gia, tạo việc làm và truyền cảm hứng khởi nghiệp cho hàng trăm lao động trong và ngoài địa phương.
Nhờ sản xuất an toàn, giàu khoa học – kỹ thuật, nhiều hộ gia đình đã có thu nhập cao từ 200 - 400 triệu đồng/năm từ trồng cây ăn quả, điển hình như hộ ông Vy Minh Châu (thôn Bó Luông), ông Hoàng Hữu Sỹ (thôn Bó Đấy – Bó Mạ), ông Dương Thời Bảo (thôn Khau Ràng), ông Nguyễn Văn Hùng (thôn Nà Nhì), ông Hoàng Xuân Trang (thôn Lân Dạ)…
Có thu nhập trên 200 triệu đồng/năm từ cây có múi, ông Vy Minh Châu (thôn Bó Luông) chia sẻ: “Trồng trọt theo hướng VietGAP phức tạp hơn nhưng năng suất, chất lượng sản phẩm nâng lên, thu nhập gia tăng. Đặc biệt, sản xuất khoa học giúp chúng tôi tiết kiệm chi phí, giảm công sức, đảm bảo ATLĐ”.
Hiệu quả từ các mô hình trồng cây ăn quả, cây có múi đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn xã. Hiện, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 33 triệu đồng/người/năm, tăng 15 triệu đồng/người/năm so với năm 2012. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,3%, giảm tới 16,8% so với năm 2012.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Trồng cây có múi đang mở ra hướng đi mới cho người dân Đồng Ý