Thị trường

Lào Cai: Làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn kết hợp trồng quýt

Trong khi nhiều bạn trẻ khác đến tuổi trưởng thành thường đi làm ăn xa thì Trường (huyện Mường Khương) vẫn quyết định ở lại lập nghiệp trên quê hương. “Mỗi người một suy nghĩ, một hướng đi khác nhau, riêng tôi luôn trăn trở rằng tại sao không bắt đầu bằng những gì đang có ở mảnh đất mình được sinh ra”, Trường bộc bạch.

Lai Châu: Làm giàu từ mô hình chăn nuôi tổng hợp / Hưng Yên: Làm giàu từ giống gà 'tiến vua' Đông Tảo

Năm 2014, đang băn khoăn trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp thì chàng thanh niên Thào Phủng Trường nhận thấy giống lợn đen bản địa luôn được thị trường đón nhận nên anh quyết định đầu tư xây dựng chuồng nuôi và khởi nghiệp với mô hình nuôi lợn hàng hóa. Với số lợn giống có được từ 5 con lợn nái, mỗi năm anh giữ lại một số để nuôi lợn thịt, vừa giảm giá thành, vừa chủ động được nguồn giống, số còn lại anh bán ra thị trường để có nguồn tái đầu tư.

Hiện tại, trong chuồng lợn của gia đình anh luôn duy trì từ 40 đến 50 con lợn, mỗi năm xuất bán ra thị trường 4 - 5 tấn lợn thịt, riêng năm 2020 mới bán được hơn 1 tấn nhưng đã lãi 100 triệu đồng. Nếu cộng thêm 50 triệu đồng bán lợn giống, mỗi năm anh Thào Phủng Trường có nguồn thu khá. Chăn nuôi thuận lợi, anh có điều kiện xây dựng hệ thống bể bioga để xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường và tạo nguồn chất đốt phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Anh Trường cho biết, thời gian tới, gia đình sẽ đầu tư xây dựng thêm chuồng nuôi và tăng quy mô đàn lợn lên 100 con/lứa.

Tương lai 4.000 gốc quýt sẽ là nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình anh Thào Phủng Trường.

Anh Trường dự định tăng số lượng đàn lợn lên 100 con/lứa.

Bên cạnh nuôi lợn, gia đình anh Trường còn trồng quýt, từ 1.000 gốc đầu tiên (trồng năm 2013), đến nay đã tăng lên 3.000 gốc. Năm 2019, gia đình thu được hơn 1 tấn quýt, những năm tới, sản lượng sẽ cao hơn do những cây trồng sau này đến kỳ ra trái. Anh dự định tận dụng diện tích đất đồi còn lại trồng thêm khoảng 1.000 gốc quýt, lấy cây ăn quả làm nguồn thu chính bên cạnh chăn nuôi.

Nhờ chăm chỉ lao động sản xuất và nhanh nhạy nắm nhu cầu thị trường, gia đình anh Thào Phủng Trường không chỉ thoát nghèo mà còn trở thành hộ sản xuất - kinh doanh giỏi cấp huyện. Anh tự tin: Mình đã tích lũy được một khoản tiền, sang năm sẽ xây nhà mới khang trang, thay thế căn nhà gỗ bắt đầu xuống cấp.

Ước mơ làm giàu trên quê hương đã thành hiện thực với chàng thanh niên Thào Phủng Trường. Giờ đây, với vai trò là Bí thư Chi đoàn thôn, anh tích cực truyền lửa cho các đoàn viên khác bằng chính câu chuyện lập nghiệp của mình. Trong các buổi sinh hoạt Đoàn, anh luôn dành thời gian tuyên truyền các kỹ thuật chăn nuôi và gợi ý những hướng phát triển kinh tế nhằm phát huy sức trẻ trên quê hương Tả Chu Phùng. Nhiều đoàn viên, thanh niên trong thôn cũng bắt đầu khởi nghiệp từ mô hình chăn nuôi, ví dụ như anh Tráng Thanh Bình, anh Trung Khang Hải…

Câu chuyện làm giàu của những đoàn viên ở đây mới chỉ bắt đầu, hy vọng những năm tới, thôn Tả Chu Phùng sẽ còn nhiều tấm gương thanh niên làm giàu khác như anh Thào Phủng Trường.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm