Thị trường

Lợi nhuận và tiền gửi khách hàng tại MB giảm mạnh, nợ xấu cao chót vót

DNVN - Tính đến cuối tháng 3/2020, nợ xấu tăng lên 1,62% khiến Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank - MBB) mạnh tay trích lập hơn 2.000 tỷ đồng dự phòng rủi ro, kéo lợi nhuận sau thuế tại ngân hàng này quay đầu giảm 8% còn 1.782 tỷ đồng.

Thâm nhập "ma trận" khẩu trang: Kiếm bạc tỷ mỗi tháng / Vực dậy thị trường lao động hậu Covid-19

MBBank vừa công bố BCTC hợp nhất quý 1/2020 ghi nhận lợi nhuận trước thuế giảm 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.195 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.782 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2020 tại MBBank.(Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020).

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2020 tại MBBank.(Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020).

Nguyên nhân khiến lợi nhuận trước và sau thuế lại tăng trưởng âm do trong quý I/2020 chi phí dự phòng rủi ro tại MBBank tăng tới 117% lên mức 2.092 tỷ đồng. Theo đó, dự phòng rủi ro đã "ăn mòn" tới 49% lợi nhuận của MBBank.
Trong kỳ, thu nhập lãi thuần của MBBank đạt 4.965 tỷ đồng, tăng 14% nhưng lãi từ hoạt động dịch vụ sụt giảm nhẹ khoảng 2% xuống còn 745 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác cũng giảm 7% xuống 240 tỷ đồng. Tuy nhiên, mảng kinh doanh ngoại hối có lãi 159 tỷ đồng, tăng 32%; hoạt động mua bán chứng khoán và đầu tư dài hạn có lãi 497 tỷ, tăng 174% so với cùng kỳ.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020 tại MBBank.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020 tại MBBank.

Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020 tại MBBank.

Theo BCTC, tính đến ngày 31/3/2020, tổng tài sản của MBBank giảm 1% so với đầu năm, xuống mức 406.802 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng quý I/2020 giảm 1% xuống 247.979 tỷ đồng.
Đặc biệt, tiền gửi của khách hàng tại MBBank trong quý I/2020 giảm mạnh 12%, xuống còn 240.737 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng tính đến 31/3/2020. Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020 tại MBBank.
Tiền gửi khách hàng tính đến 31/3/2020. Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020 tại MBBank.

Tiền gửi khách hàng tính đến 31/3/2020. Nguồn: BCTC hợp nhất quý I/2020 tại MBBank.

Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại MBBank giảm 22% xuống còn 71.853 tỷ đồng; tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cũng giảm 4% xuống còn 161.130 tỷ đồng; tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi ký quỹ cũng đều giảm mạnh, lần lượt là 58% và 24% xuống còn 1.964 tỷ và 5.790 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ CASA của MBBank trong quý I sẽ sụt giảm mạnh.
Hiện tại tiền gửi khách hàng giảm mạnh là một trong những vấn đề đáng ngại nhất của MBBank.
Chất lượng nợ cho vay trong quý I/2020 của MBBank. Đvt: Tỷ đồng. (Nguồn:Tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý I/2020).
Chất lượng nợ cho vay trong quý I/2020 của MBBank. Đvt: Tỷ đồng. (Nguồn:Tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý I/2020).

Chất lượng nợ cho vay trong quý I/2020 của MBBank. Đvt: Tỷ đồng. (Nguồn:Tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý I/2020).

Điểm đáng chú ý nữa là nợ xấu nội bảng của MBBank cuối tháng 3/2020 ở mức 4.005 tỷ đồng, tăng 38 tỷ đồng so với đầu năm. Nợ xấu gia tăng chủ yếu do nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng vọt 93%, lên mức 1.734 tỷ đồng; nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng vọt 47%, lên mức 905.71 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng tăng từ mức 1,16 % lên 1,62 %.
Khép phiên giao dịch ngày 27/4, giá cổ phiếu MB dừng tại mức 15.700 đồng/cp, giảm 26% so với đầu năm 2020.
Cổ phiếu MB từ đầu năm 2020 đến nay liên tục giảm.
Cổ phiếu MB từ đầu năm 2020 đến nay liên tục giảm.

Cổ phiếu MB từ đầu năm 2020 đến nay liên tục giảm.

Hà Phương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm