Mập mờ tư vấn, nhiều khách hàng mất tiền ‘oan’ khi vay tiêu dùng
Hỗ trợ 100.000 USD xây dựng sàn giao dịch vật tư trực tuyến / IREC 2018 - “Cửa” cho Bất động sản Việt Nam bước ra thế giới
Lắm “chiêu” bẫy người tiêu dùng
Chị N.Y, ngụ tại quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh) bấtngờ nhận được tin nhắn qua điện thoại thông báogóivay tiêu dùng của chị ở ngân hàng TPBank sẽ tăng lên 17,4%, áp dụng bắt đầu từ ngày 22/8/2018. Đây là khoản vay tiêu dùng chị mới trả được 2 tháng và chị cũng không biết rằng, lãi suất này sẽ được điều chỉnh linh hoạt trong khoảng thời gian vay.
Đem thắc mắc hỏi ngân hàng, chị N.Y mới giật mình biết được gói lãi suất vay tiêu dùng của chị sẽ được thay đổi 3 tháng 1 lần theo tiết kiệm 12 tháng của TPBank với điều chỉnh (+) biên độ 9,4%. Đây là quy định đã đưa trong hợp đồng nhưng chị lại không để ý kỹ khi đặt bút ký. Nhưng nếu so với thời gian chị trả nợ thì đây mới chỉ là tháng thứ 2.
Theo chị N.Y, điều bức xúc là chị không được nhân viên tư vấn của ngân hàng tư vấn hay đề cập đến vấn đề này. Bởi lúc chị hỏi mức lãi suất và vốn chị phải thanh toán hàng tháng trong vòng 36 tháng là bao nhiêu, nhân viên tư vấn chỉ đưa ra bảng tạm tính và chỉ được thông báo mức lãi suất 17,3%/năm, trong khoảng vay 100 triệu đồngcủa chị, lãi suấtchưa đến 30 triệu đồng/3 năm.
“Nếu biết trước lãi suất linh hoạt điềuchỉnh tăng dần theo 3 tháng, tôi sẽ không dại gì đi vay vì thực tế, lãi suất tuy có giảm trên dư nợ giảm dần nhưng vẫn cao nếu lãi suất tăng theo thời gian. Đây quả thật là chiêu trò “bẫy” khách hàng khi họ không có kiến thức về kế toán”, chị N.Y bức xúc.
Ngoài ra, nhân viên tư vấn cũng không đề cập gì đến vấn đề nếu vay tiền, chị sẽ phải đóng bảo hiểm khoảng vay là 3%/năm trên tổng số tiền vay. Đến khi nhân viên tư vấn gọi đến làm hồ sơ, chị N.Y mới ngã ngửa và đã chần chừ không muốn ký. Bởi trong hợp đồng cho vay, ngân hàng tính luôn khoản tiền chị mua bảo hiểm cho 3 năm là 9 triệu đồng. Như vậy, tổng số tiền chị thực nhận vay 100 triệu đồngnhưng phải trả lãi suất cho 109 triệu đồng trong 3năm.
“Thực sựlúc đó tôi không muốn ký vì thấy số tiền lãi phải đóng bị tăng hơn lúc tư vấn ban đầu, nhưng nhân viên tư vấn đưa ra mức tính lãi suất tạm vẫn dưới mức 30 triệu đồng/3 năm, ngoài ra lại là dư nợ giảm dần nên tôi nghĩ thôi thì ngân hàng cũng muốn an toàn, tôi chấp nhận ký. Nhưng khi về nhà, tôi suy nghĩ kỹ lại và hôm sau gọi đến nhân viên tư vấn thông báo muốn hủy hồ sơ, không tiếp tục vay nữa. Tuy nhiên, nhân viên tư vấn thông báo hồ sơ vay tôi đã được chấp nhận, không hủy được. Sợ làm khó nhân viên và sợ bị phạt nếu tiền đãgiải ngân, vi phạm hợp đồng nên tôi đồng ý tiếp tục”, chị N.Y chia sẻ thêm.
Nhưng điều bực mình của chị không dừng ở đó, thực tế chị N.Y cảm thấy mình “bị lừa” vì khi đến ký, nhân viên không giải thích rõ ngữ nghĩa tronghợp đồng, chỉ giải thích những điểm tôi thắc mắc về bảo hiểm hợp đồng. Sau khi ký xong, nhân viên từ chối giao bản hợp đồng gốc để chị lưu giữ với lý do phải chuyển hợp đồng về công ty lấy chữ kývà dấu.
Chưa kể, trước khi được nhân viên tư vấn gọi lên làm hợp đồng, đã có người gọi điện cho chị N.Y vòi vĩnh 3 triệu đồng sẽ được giải ngân nhanh. Lí do hồ sơ chị có vấn đề do “lỗi của đánh máy”. Chị N.Y đã không đồng ý và có nói nhân viên tư vấn không vay nữa. Hôm sau, nhân viên tư vấn bảo chị lên ký giải ngân không cần phải chi tiền.
Tuy nhiên, vấn đề không chỉ ký xong là được giải ngân ngay mà phải mất gần một tuần chị N.Y mới được giải ngân. Điều này cho thấy, hồ sơ của chị vẫn chưa được thông qua ngay sau khi ký. Thế nhưng, vì muốn giữ khách hàng, nhân viên tư vấn đã “từ chối” khéo, bảo hồ sơ của chị đã làm xong và không thể hủy như chị N.Y đề nghị.
Nên “soi” kỹ hợp đồng trước khi vay
Theo chuyên gia kinh tế, luật sư TS Bùi Quang Tín, CEO Trường doanh nhân Bizlight, trường hợp của chị N.Y không phải là đầu tiên mà có rất nhiều người tiêu dùng đã bị dính "bẫy"bởi những chiêu trò, tư vấn mập mờ của nhân viên tư vấn các ngân hàng, công ty tài chính. Ngoài ra, khoản đóng tiền bảo hiểm vay cũng không phải là quy định bắt buộc của NHNN mà chỉ là khuyến khích người tiêu dùng nên mua. Tuy nhiên, để nắm đằng chuôi, các ngân hàng, công ty tài chính tự đưa ra quy định cho khách hàng mà không giải thích gì thêm.
Ngay cả chuyện vòi vĩnh trước khi giải ngân, nhiều khách hàng vay tiêu dùng cho biết trường hợp này cũng xảy ra ở một số ngân hàng, công ty tài chính khác. Tùy theo số tiền vay cũng như mức độ cần gấp của người vay, số tiền chi sẽ được thay đổi tăng dần.
Báo cáo từ Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùngBộ Công Thương (Cục CT&BVNTD) cho biết trong những năm gần đây, số lượng khiếu nại về vay tiêu dùng, tín chấp ở các ngân hàng, công ty tài chính ngày càng tăng. Trong đó, công ty tài chính bị người tiêu dùng khiếu nại nhiều nhất, chủ yếu là các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng như trên.
Chính vì vậy, giữa tháng 5 vừa qua, NHNN đã có văn bản số 3436/NHNN-TTGSNH yêu cầu các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi tắt là TCTD) chấn chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống tại các TCTD.
Trong đó, NHNN nhấn mạnh để ngăn ngừa hành vi gian lận, vi phạm các quy định của pháp luật về cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống, bảo đảm quyền lợi hợp của các khách hàng…, các TCTD cần thực hiện nghiêm các quy định về minh bạch hóa hoạt động cho vay như: niêm yết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng theo đúng quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN; cung cấp đầy đủ cho khách hàng trước khi xác lập thỏa thuận cho vay các thông tin về lãi suất cho vay, nguyên tắc và các yếu tố xác định lãi suất trong trường hợp áp dụng lãi suất có điều chỉnh, lãi suất quá hạn, loại phí và mức phí theo đúng quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
Thực tế cho thấy, giao dịch tài chính là một hoạt động bao gồm nhiều nội dung phức tạp, có tính chuyên môn cao. Vì vậy, để không bị dính "bẫy” khi vay tiêu dùng, vay tín chấp… chuyên gia Bùi Quang Tín khuyến cáo cần phải “soi” kỹ hợp đồng trước ký;đồng thời cũng cầntrang bị các kiến thức, hiểu biết cơ bản để có thể tự bảo vệ mình trong những giao dịch tài chính, đặc biệt là đối tượng người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa.
Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cũng khuyến nghị, khách hàng khi tham gia vay tiêu dùng cần hiểu rõ các nội dung thông tin cơ bản của hợp đồng vay, ví dụ: mức lãi suất, thời gian vay, quy định về trả nợ trước hạn, mức phạt trả chậm... và chỉ ký hợp đồng sau khi nắm rõ, nhìn rõ các thông tin thể hiện trên hợp đồng.
Sau khi ký hợp đồng, phải yêu cầu cung cấp bản sao hoặc sao chụp bản hợp đồng đã ký để lưu giữ. Khi phát sinh tranh chấp, nên ưu tiên sử dụng các hình thức liên hệ có lưu vết, ví dụ: gửi email, gửi thư qua bưu điện...
Ngoài ra, phải biết thông tin liên hệ của các cơ quan quản lý nhà nước để phản ánh, khiếu nại khi có sự vụ phát sinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh