Môi trường kinh doanh: Tín dụng khó khăn nhưng chính sách thuế... 'dễ thở'
Xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản tăng mạnh trong quý I/2021 / Xuất khẩu gỗ kỳ vọng đạt kỷ lục mới
Cộng đồng doanh nghiệp đánh giáthủ tục nộp thuế và bảo hiểm xã hội có sự tiến bộ đáng ghi nhận trong năm 2020. |
Theo đánh giá của ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, bất chấp bối cảnh dịch bệnh Covid-19 và giai đoạn này trùng với thời điểm chuyển giao nhiệm kỳ, Chính phủ vẫn đẩy mạnh các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp.
"Lĩnh vực thành lập doanh nghiệp và tiếp cận điện năng vẫn được đánh giá cao nhất (lần lượt là 72,5% và 65,9% doanh nghiệp đánh giá có sự chuyển biến tốt hoặc rất tốt), và xếp cuối cùng là lĩnh vực phá sản (44,4% doanh nghiệp đánh giá tốt hoặc rất tốt)", ông Đậu Anh Tuấn nói.
Đáng chú ý, cùng liên quan đến tài chính doanh nghiệp, trong khi tiếp cận tín dụng năm 2020 được cảm nhận khó khăn hơn so với năm 2019, thì thủ tục thuế lại trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Cụ thể, thủ tục nộp thuế và bảo hiểm xã hội có sự tiến bộ đáng ghi nhận trong năm 2020. Tuy vậy, trung bình vẫn có 22% doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực thuế như đề nghị miễn, giảm thuế (với 23% doanh nghiệp gặp phải), hoàn thuế (18%), quyết toán thuế (17%)…
Các doanh nghiệp cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ngành thuế đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, gia hạn tiền nộp thuế, tiền thuê đất, giảm phí và lệ phí với các thủ tục được thiết kế đơn giản, dễ thực hiện.
Hệ thống công nghệ thông tin của ngành thuế cũng đáp ứng được nhu cầu tăng cao về thực hiện qua hình thức điện tử. Các quy định mới đang được soạn thảo về quản lý thuế với hoạt động thương mại điện tử và cung cấp dịch vụ xuyên biên giới được kỳ vọng cần đảm bảo tính công bằng thuế và tạo sự thuận tiện cho việc áp dụng của các bên liên quan.
Xét theo địa phương, các chỉ số vẫn thể hiện tích cực hơn so với năm 2019, nhưng tốc độ cải thiện đã chậm lại. Riêng chỉ số “Đăng ký bất động sản và quản lý đất đai” hầu như không có sự thay đổi điểm số qua nhiều năm thực hiện Nghị quyết 19 và Nghị quyết 02. Mức độ cải thiện lĩnh vực đăng ký tài sản năm 2020 giảm điểm đôi chút so năm 2019, từ mức 60,7% xuống còn 60,2%.
Việc thực hiện thủ tục về đất đai vẫn còn nhiều khó khăn và chưa được chú trọng cải thiện thực tế trong năm 2020. Tỷ lệ doanh nghiệp không gặp khó khăn về thủ tục đất đai trong 2 năm qua giảm từ 39% năm 2019 xuống 29% năm 2020. Các khó khăn có thể kể đến là cán bộ không hướng dẫn đầy đủ, chi tiết (với 18% doanh nghiệp gặp phải), việc xác định giá trị quyền sử dụng đất mất nhiều thời gian (16%) và quy trình, thủ tục giải quyết hồ sơ không đúng quy định (12%)…
Các chuyên gia đánh giá, môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều trở ngại với doanh nghiệp và nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh trong 5 năm tới sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh