Nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi đáp ứng quy định của UKVFTA
Điều 24 và 25 của Thông tư số 02/2021/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) đã đưa ra những quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh và Việt Nam.
Khánh Hòa sẽ thí điểm đón khách du lịch quốc tế có “hộ chiếu vaccine” / TP Hồ Chí Minh: Chấn chỉnh tình trạng "vét" hàng siêu thị đưa ra ngoài bán giá cao
Theo đó, đối với hàng hóa từ Vương quốc Anh, Điều 24 Thông tư 02/2021/TT-BCT quy định, nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi hàng hóa có xuất xứ từ Vương quốc Anh và đáp ứng quy định khác của UKVFTA.
Chế biến hải sản xuất khẩu. Ảnh minh họa: TTXVN.
Cụ thể, nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hoá trên chứng từ.
Nhà xuất khẩu sử dụng mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định pháp luật của Vương quốc Anh. Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.
Thuật ngữ “chứng từ thương mại khác” nêu tại Khoản 2 Điều 24 có thể là phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận tải đơn hàng không được coi là chứng từ thương mại khác.
Nội dung tự chứng nhận xuất xứ không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.
Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký viết tay của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định Vương quốc Anh được phép không ký tên với điều kiện nhà xuất khẩu cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu văn bản cam kết rằng, nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm toàn bộ về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá.
Cùng với đó, chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ nước thành viên nhập khẩu.
Điều 25 của Thông tư 02/2021/TT-BCT Bộ Công Thương quy định về tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa từ Việt Nam với 7 nội dung bao gồm nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 19 Thông tư này khi hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam và đáp ứng quy định khác của UVKFTA.
Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hoá trên chứng từ.
Ngoài ra, nhà xuất khẩu sử dụng mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.
Đáng lưu ý, thuật ngữ “chứng từ thương mại khác” nêu tại khoản 2 Điều 25 có thể là phiếu gửi hàng, hóa đơn chiếu lệ hoặc phiếu đóng gói. Chứng từ vận tải như vận tải đơn hoặc vận đơn hàng không không được coi là chứng từ thương mại khác.
Hơn nữa, nội dung tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Mặt khác, nội dung tự chứng nhận xuất xứ được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.
Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ nêu tại khoản 1 Điều 25 nộp chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hoá cũng như việc tuân thủ quy định khác của Thông tư này theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ nước thành viên nhập khẩu.
Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ, nhà xuất khẩu nêu tại khoản 1 Điều này khai báo, đăng tải chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu theo quy định từ điểm c đến điểm h khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn của Bộ Công Thương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
Cột tin quảng cáo