Nhiều mô hình sản xuất của nông dân Sóc Trăng thành công nhờ áp dụng công nghệ 4.0
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở tỉnh Sóc Trăng ngày càng phát triển sâu rộng và từng bước nâng cao về số lượng lẫn chất lượng.
Bến Tre: Tăng thu nhập từ mô hình nuôi dê vỗ béo / Quảng Ninh: Xây dựng mô hình nuôi tôm sú bền vững
Với sự năng động, sáng tạo, tính hiệu quả cao trong ứng dụng, nông dân Sóc Trăng đã tích cực chung tay cùng chính quyền các cấp đưa phong trào thi đua sản xuất an tỏa mạnh mẽ, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong sản xuất và trong phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chứng tỏ được bản lĩnh của những nông dân trong thời kỳ hội nhập.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Sóc Trăng Phạm Lệ Lam, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2014-2019 tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, trong tất cả các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Qua đó, nhiều mô hình nông dân áp dụng công nghệ 4.0 và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, an toàn vì sức khỏe cộng đồng đã xuất hiện.
Phong trào đã cổ vũ, động viên nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của tỉnh, thúc đẩy xuất khẩu nông sản hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với phát triển nông nghiệp, nông thôn; giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Chất lượng và hiệu quả phong trào ngày càng nâng lên, xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng chục tỷ đồng, thu nhập bình quân từ 450 triệu đồng đến hàng tỷ đồng trên năm, thu hút hàng chục ngàn lao động nông thôn có việc làm tại chỗ. Điển hình như hộ ông Phan Ngọc Thành, thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách với mô hình vườn cây ăn trái, mang lại thu nhập trên 1,3 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động địa phương. Hiện nay, ông Thành trồng thanh long theo quy trình khép kín, từ lúc làm mô đến chọn giống tốt, sạch bệnh. Lúc cây ra bông cũng như dưỡng trái cho tới khâu thu hoạch, phải theo một quy trình chuẩn. Trong đó, khâu quan trọng nhất chính là phải hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hướng tới chất lượng trái bóng đẹp, sạch và đạt trọng lượng theo yêu cầu của thị trường.
Mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, điển hình như hộ ông Phan Văn Thế ở xã Trinh Phú, huyện Kế Sách với mô hình trồng vú sữa tím xen măng cụt, dừa xiêm cho thu nhập mỗi năm trên 2,5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình sản xuất, nhiều năm qua, vườn cây ăn trái đặc sản của ông Phan Văn Thế luôn phát triển tốt, sản lượng trái cây tăng theo từng năm, chất lượng trái đẹp, thu nhập theo đó cũng tăng lên.
Từ phong trào thi đua sôi nổi của người nông dân, địa bàn tỉnh đã dần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với quy mô lớn, áp dụng công nghệ 4.0 và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông dân liên kết để tham gia thực hiện cánh đồng mẫu lớn, sản xuất lúa tập trung, áp dụng quy trình sản xuất lúa “3 giảm, 3 tăng”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)... Nhiều mô hình nông nghiệp của nông dân phường 8 thành phố Sóc Trăng, nông dân xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, xã Đại Tâm huyện Mỹ Xuyên, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung… đã áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất như xây nhà lưới, đầu tư hệ thống tưới phun tự động, tưới nhỏ giọt, trồng màu phủ bạt...tạo sản phẩm sạch và an toàn cung cấp cho thị trường.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân Phạm Lệ Lam, Hội tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2020-2025. Theo đó, Hội sẽ đẩy mạnh sự liên kết giữa các mô hình sản xuất, kinh doanh, giữa các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi với nhau để đoàn kết, giúp đỡ để chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa lớn.
Chất lượng và hiệu quả phong trào ngày càng nâng lên, xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng chục tỷ đồng, thu nhập bình quân từ 450 triệu đồng đến hàng tỷ đồng trên năm, thu hút hàng chục ngàn lao động nông thôn có việc làm tại chỗ. Điển hình như hộ ông Phan Ngọc Thành, thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách với mô hình vườn cây ăn trái, mang lại thu nhập trên 1,3 tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động địa phương. Hiện nay, ông Thành trồng thanh long theo quy trình khép kín, từ lúc làm mô đến chọn giống tốt, sạch bệnh. Lúc cây ra bông cũng như dưỡng trái cho tới khâu thu hoạch, phải theo một quy trình chuẩn. Trong đó, khâu quan trọng nhất chính là phải hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hướng tới chất lượng trái bóng đẹp, sạch và đạt trọng lượng theo yêu cầu của thị trường.
Nhiều nông dân ở Sóc Trăng đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN |
Mô hình chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, điển hình như hộ ông Phan Văn Thế ở xã Trinh Phú, huyện Kế Sách với mô hình trồng vú sữa tím xen măng cụt, dừa xiêm cho thu nhập mỗi năm trên 2,5 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình sản xuất, nhiều năm qua, vườn cây ăn trái đặc sản của ông Phan Văn Thế luôn phát triển tốt, sản lượng trái cây tăng theo từng năm, chất lượng trái đẹp, thu nhập theo đó cũng tăng lên.
Từ phong trào thi đua sôi nổi của người nông dân, địa bàn tỉnh đã dần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với quy mô lớn, áp dụng công nghệ 4.0 và tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông dân liên kết để tham gia thực hiện cánh đồng mẫu lớn, sản xuất lúa tập trung, áp dụng quy trình sản xuất lúa “3 giảm, 3 tăng”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)... Nhiều mô hình nông nghiệp của nông dân phường 8 thành phố Sóc Trăng, nông dân xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, xã Đại Tâm huyện Mỹ Xuyên, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, xã An Thạnh Nam, huyện Cù Lao Dung… đã áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất như xây nhà lưới, đầu tư hệ thống tưới phun tự động, tưới nhỏ giọt, trồng màu phủ bạt...tạo sản phẩm sạch và an toàn cung cấp cho thị trường.
Theo Chủ tịch Hội Nông dân Phạm Lệ Lam, Hội tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2020-2025. Theo đó, Hội sẽ đẩy mạnh sự liên kết giữa các mô hình sản xuất, kinh doanh, giữa các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi với nhau để đoàn kết, giúp đỡ để chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa lớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
Cột tin quảng cáo
Trồng rau, hành trong nhà lưới ở Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên cho hiệu quả cao. Ảnh: Trung Hiếu - TTXVN