Nhìn lại dấu mốc phát triển ấn tượng của dệt may Việt Nam trong 20 năm
Dệt may gặp khó vì đơn hàng bị 'chia nhỏ' / EVFTA tạo lực hút cho ngành dệt may
Sự kiện "2 trong 1" của VITAS sẽ được tổ chức trong hai ngày 13 và 14/12/2019 tại Hà Nội, với sự tham gia của khoảng 500 khách mời, đặc biệt có sự có mặt của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ - ban - ngành, địa phương, các tổ chức quốc tế, các hiệp hội dệt may nước ngoài, một số hiệp hội ngành trong nước, các DN hội viên...
Phát biểu tại cuộc họp báo sáng nay, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch VITAS cho biết, sự kiện là cơ hội để chúng ta cùng nhìn nhận lại đánh giá những dấu mốc phát triển ấn tượng của ngành dệt may Việt Nam trong 20 năm. Từ chỗ ngành dệt may chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, kim ngạch xuất khẩu rất nhỏ bé so với Thái Lan, Indonesia, Philippines… đến nay dệt may Việt Nam là ngành có vị trí quan trọng trên bản đồ dệt may thế giới, với việc là nước xuất khẩu lớn thứ 3 toàn cầu, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh.
Thị trường trong nước 20 năm qua cũng tăng từ trên 300 triệu USD lên khoảng 4,5 tỷ USD. Thặng dự thương mại năm 2019 đạt 17,7 tỷ USD tăng 106,5 lần so với 185 triệu USD của năm 1999. Với lực lượng lao động khoảng 3 triệu người, dệt may là ngành thu dụng lao động lớn nhất trong các ngành công nghiệp cả nước, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập cho người lao động, giữ vững trật tự, an toàn xã hội, tăng thu ngân sách cho Nhà nước, các địa phương và chuyển dịch cơ cấu kại h tế.
Dệt may Việt Nam đã là thành viên của Hiệp hội Dệt may thế giới. Vị thế và vai trò của ngành dệt may Việt Nam đối với dệt may toàn cầu ngày càng được thế giới đánh giá cao. Việt Nam là nước XK dệt may lớn nhất ASEAN, là một trong những nước XK dệt may lớn nhất trong khối CPTPP.
Dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen nhưng theo dự kiến xuất khẩu toàn ngành dệt may trong năm nay đạt 39 tỷ USD trong bối cảnh dệt may thế giới giảm sâu.
Chủ tịch Vũ Đức Giang cho rằng, năm 2019 ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi của VITAS trong việc công tác vận động chính sách như tiếp tục đồng hành cùng DN trong việc phản ánh, đề xuất tháo gỡ khó khăn liên quan đến thủ tục hải quan, XNK, thuế, hoàn thuế, quy tắc xuất xứ trong CPTPP, góp ý sửa đổi Bộ Luật Lao động … gửi đến Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan. VITAS cũng đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng cho bản Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam giai đoạn 2020-2030 của Bộ Công Thương.
Ngoài ra, những hoạt động xúc tiến thương mại có chiều sâu nhằm đưa hàng hóa Việt Nam xâm nhập vào chuỗi hệ thống bán lẻ trong nước, ngoài nước được triển khai tốt. Năm 2019 Ủy ban phát triển bền vững của VITAS tiếp tục mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế có uy tín triển khai các chương trình về năng lượng tái tạo, chỉ số Higg, tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ môi trường, tăng năng suất…
Cũng theo ông Vũ Đức Giang, sự nỗ lực, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp, người lao động, các nhà quản trị đối với mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt cũng như sự đồng hành của các đơn vị truyền thông, báo chí đã góp phần không nhỏ cho những thành quả tốt đẹp của dệt may Việt Nam trong suốt 20 năm qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh