Những dấu ấn nổi bật ngành công thương năm 2024
Lễ hội mua sắm tại Sóc Sơn: Đặc sản vùng miền và sản phẩm xanh 'lên ngôi' / Việt Nam - Nhật Bản bắt tay mở rộng thị trường, vượt qua thách thức toàn cầu
1. Đột phá chính sách ngành năng lượng
Năm 2024 ghi dấu loạt chính sách mới trong lĩnh vực năng lượng, như sửa đổi Luật Điện lực, tái khởi động chương trình điện hạt nhân và tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo. Việc tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) khỏi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là bước tiến quan trọng, bảo đảm sự minh bạch, công bằng trong vận hành thị trường điện. Các nỗ lực này giúp ngành năng lượng vượt qua điểm nghẽn, khai thông nguồn lực, và tạo đà phát triển bền vững.
2. Kỳ tích đường dây 500 kV mạch 3
Dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối hoàn thành trong thời gian kỷ lục, sau hơn 6 tháng thi công với khối lượng công việc khổng lồ, bất chấp địa hình hiểm trở và thời tiết khắc nghiệt. Đây là minh chứng cho sức mạnh đoàn kết và sáng tạo của Việt Nam. Ngành dầu khí đạt mục tiêu doanh thu 1 triệu tỷ đồng, nổi bật với chuỗi dự án dầu khí - điện gió quy mô lớn, khẳng định vai trò chủ chốt trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
3. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức cao kỷ lục
Hoạt động xuất nhập khẩu đạt mức cao nhất từ trước tới nay, với kim ngạch 800 tỷ USD, xuất siêu 25 tỷ USD năm thứ 9 liên tiếp. Kết quả này có được từ việc Bộ Công Thương thúc đẩy chiến lược xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường, đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao giá trị thương hiệu Việt, góp phần quan trọng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
4. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ
Ngành công nghiệp phục hồi ấn tượng, đạt tăng trưởng 8,4%, dẫn dắt bởi ngành chế biến, chế tạo với mức tăng 9,7%. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Bộ Công Thương, các điểm nghẽn được tháo gỡ, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được ban hành kịp thời, tạo động lực lớn thúc đẩy nền kinh tế.
5. Khai mở thị trường mới và ký kết CEPA
Việt Nam đạt bước tiến lớn khi ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Việt Nam – UAE (CEPA), mở cửa thị trường Trung Đông, châu Phi, Nam Âu và thị trường Halal. Đây là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu, phát huy tiềm năng các thị trường mới nổi và nâng cao vị thế hàng hóa Việt Nam trên toàn cầu.
6. Thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD
Thương mại điện tử Việt Nam duy trì tăng trưởng ấn tượng, dự kiến vượt 25 tỷ USD năm 2024, tăng 20% so với năm 2023, chiếm 9% tổng mức bán lẻ hàng hóa. Với vị trí Top 10 quốc gia tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, lĩnh vực này đóng góp 2/3 giá trị kinh tế số, tạo động lực chuyển đổi số và xuất khẩu trực tuyến.
7. Thị trường trong nước tăng trưởng 9%
Năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 9%, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Sau 15 năm Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hàng Việt chiếm 80-90% hệ thống siêu thị, 60-65% tại các chợ. Bộ Công Thương xây dựng Nghị định 60/2024/NĐ-CP, tạo động lực phát triển kênh phân phối và bảo đảm nguồn cung xăng dầu ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nội địa.
8. Thương hiệu quốc gia vượt 500 tỷ USD
Trong năm qua, giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam lần đầu vượt mốc 500 tỷ USD, xếp hạng 32 thế giới. Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh” với hàng ngàn sự kiện XTTM được tổ chức ở cấp quốc tế, quốc gia và cấp vùng đã nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Việt. Các nền tảng số như Amazon, Alibaba hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp xuất khẩu, trong khi cải cách thủ tục hành chính giúp giảm 90% chi phí tuân thủ.
9. Phòng vệ thương mại vững chắc
Bộ Công Thương xử lý thành công hơn 100 vụ phòng vệ thương mại, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp Việt. Năm 2024, hàng xuất khẩu đối mặt với gần 30 vụ điều tra, bao gồm 5 vụ kép và 6 vụ chống trợ cấp. Các vụ việc với Mỹ, Nam Phi đều được xử lý hiệu quả. Các ngành hàng như tủ gỗ, nhôm đùn ép, pin năng lượng mặt trời duy trì thị trường xuất khẩu nhờ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quốc tế.
10. Chủ động tinh gọn bộ máy
Thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Bộ Công Thương chủ động tinh giản 18% số đơn vị đầu mối, sắp xếp lại bộ máy quản lý. Tổng cục Quản lý thị trường kết thúc hoạt động, nhiều cục, vụ, đơn vị sự nghiệp được cơ cấu lại nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Bộ hướng tới mô hình hoạt động hiệu năng, đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng công nghiệp mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 24/12/2024: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đồng loạt giảm
Giá vàng thế giới ngày 24/12/2024: Giảm nhẹ khi nhà đầu tư chờ động thái từ Fed
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Những dấu ấn nổi bật ngành công thương năm 2024
Giá heo hơi ngày 24/12/2024: Lập đỉnh mới tại miền Bắc, cả ba miền tiếp tục tăng
Giá ngoại tệ ngày 24/12/2024: Đồng USD và NDT tiếp tục xu hướng giảm