Nông sản huyện miền núi Nam Đông được Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế hỗ trợ tiêu thụ
An Giang: Cảnh cáo Phó chủ tịch huyện vì để cấp dưới uống bia rượu trong lúc giãn cách / Bình Định: Thêm 25 chuyến xe miễn phí đón người dân từ các tỉnh phía Nam về quê
Ngày 13/10, ông Lê Văn Nghị - Giám đốc Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: "Với mong muốn hỗ trợ bà con nông dân trồng cam Nam Đông tiêu thụ, vượt qua khó khăn trong mùa dịch, từ giữa tháng 9, Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những hoạt động nhằm kết nối đưa đặc sản cam đến tay người tiêu dùng. Hoạt động này không chỉ trong nội tỉnh mà hướng đến việc giới thiệu ra các tỉnh bạn thông qua hệ thống các điểm bán hàng trải dài từ Bắc vào Nam của Bưu điện Việt Nam.Đến thời điểm này, Bưu điện tỉnh Thừa Thiên Huế đã kết nối tiêu thụ được hơn 11 tấn cam Nam Đông, trong đó tiêu thụ ngoại tỉnh gần 9 tấn".
Theo ông Nghị, do những ngày qua thời tiết có mưa, không thuận lợi cho việc thu hoạch nên việc kết nối tiêu thụ cam ít nhiều bị ảnh hưởng, ngoài ra dịch bệnh cũng khiến cho việc vận chuyển sang các tỉnh bạn cũng gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, chúng tôi đã tích cực hỗ trợ để tiêu thụ thông qua các điểm bán tại bưu cục và Bưu điện văn hóa xã, phấn đấu vụ cam này sẽ tiêu thụ được khoảng100 tấn cam cho bà con.
Bưu điện hỗ trợ tiêu thụ trái cam Nam Đông.
“Xác định hướng đi lâu dài để phát triển bền vững nông sản Việt nhằm giúp đỡ các hộ nông dân, hợp tác xã có thể chủ động hơn nữa trong việc tiêu thụ, trong thời gian qua,Bưu điện tỉnhcũng đã có kế hoạch triển khai hội nghị, lớp tập huấn để hướng dẫn đưa sản phẩm của người nông dân lên sàn thương mại điện tử. Đến nay, đã có gần 1.000 hộ nông dân trên địa bàn tỉnh có tài khoản trên nền tảng thương mại điện tử Nông sản Việt – Postmart với hơn 50 sản phẩm được giới thiệu đến mọi người dân trên toàn quốc”, Giám đốc Bưu điện tỉnh nhấn mạnh.
Gia đình ông Nguyễn Sinh, xã Hương Xuân, huyện Nam Đông hiện có khoảng 1,5ha cam, cho thu hoạch trung bình từ 30- 40 tấn/năm. Sản lượng cam của gia đình năm nay đạt hơn 35 tấn, trái cam mọng nước, ngon và ngọt. "Tuy nhiên, do dịch bệnh, đến thời điểm này chúng tôi mới bán được hơn 12 tấn. Từ đầu tháng 10, Bưu điện tỉnh đến hỗ trợ tiêu thụ và sau 5 ngày cũng đã tiêu thụ được cho riêng gia đình tôi 2,5 tấn cam. Tôi thấy cách làm của Bưu điện rất bài bản, chuyên nghiệp, hỗ trợ chúng tôi từ khâu thu hoạch, đóng gói và vận chuyển. Mong rằng đến cuối vụ, qua kênh tiêu thụ của Bưu điện tỉnh, gia đình chúng tôi sẽ bán được hết sản lượng cam” - ông Sinh cho biết.
Theo Phòng Nông nghiệp huyện Nam Đông, hiện nay diện tích trồng cam trên toàn huyện là 215ha, trong đó diện tích đã cho thu hoạch trên 100ha. Sản lượng trung bình 15 tấn/ha, do vậy sản lượng mùa cam năm nay ở Nam Đông đạt hơn 1.500 tấn.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên sức mua tại nhà vườn yếu, giá cả thấp hơn so với mọi năm từ 5.000 - 10.000 đồng/kg. Giá cam hiện nay giao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg loại 1 (4 quả/kg). Mặc khác, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch nên giao thông vận tải đình trệ, không xuất bán thị trường các tỉnh như những năm trước đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 31/12/2024: Giảm trong ngày cuối cùng của năm
Vị thế trung tâm nuôi biển - Bài cuối: Quản lý tốt quy hoạch nuôi trồng
Chuyên gia chỉ ra 8 chủ đề đầu tư hấp dẫn năm 2025
Tỷ giá hôm nay 31/12: USD và NDT tiếp tục xu hướng tăng giá
Giá nông sản ngày 31/12/2024: Hồ tiêu biến động, cà phê giảm nhẹ
Giá heo hơi ngày 31/12/2024: Ổn định trên phạm vi cả nước