Thị trường

Quy định mới về chức năng, nhiệm vụ của thanh tra, giám sát ngân hàng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 20/2019/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Từ tư duy nông nghiệp đến tư duy kinh tế nông nghiệp / Xăng dầu liên tục giảm sẽ tác động nhanh đến chi tiêu tiêu dùng

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, bảo hiểm tiền gửi; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Nhiệm vụ của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền và bảo hiểm tiền gửi; chiến lược, chương trình, đề án, dự án quan trọng về đổi mới và phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền và bảo hiểm tiền gửi.

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương tổng cục, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đồng thời trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định, phê duyệt hoặc ban hành kế hoạch dài hạn, năm năm và hằng năm về phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, về thanh tra, giám sát ngân hàng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố; cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng và các loại giấy phép hoạt động ngân hàng khác theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý, giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên hội đồng thành viên, thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát và tổng giám đốc (giám đốc) của tổ chức tín dụng, trừ nhân sự của ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, nhân sự do chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ cử hoặc giới thiệu; chấp thuận người dự kiến được bổ nhiệm làm tổng giám đốc (giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài...

Xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra đối với thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh...

Về cơ cấu tổ chức, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng có 8 đơn vị:Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng; Văn phòng; Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I; Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II; Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng III; Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; Cục Phòng, chống rửa tiền.

Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng được ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng được giao, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

 

Văn phòng có 6 phòng; Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng I có 6 phòng; Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II có 6 phòng; Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng III có 4 phòng; Cục Giám sát an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng có 4 phòng; Cục Phòng, chống rửa tiền có 4 phòng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng và không quá 4 Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ

Theo infonet.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm